Giảm trên 1.000 trường công lập trong năm học 2019-2020

Năm học 2019-2020, cả nước giảm 1.167 trường công lập ở các cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Trong đó bậc tiểu học giảm nhiều nhất với 879 trường.

Giảm trên 1.000 trường công lập trong năm học 2019-2020

Bậc tiểu học có số lượng trường công lập giảm nhiều nhất. (Ảnh minh họa: PM/Vietnam+)

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2019-2020, cả nước đã giảm 1.167 trường công lập ở tất cả các cấp, từ mầm non đến trung học cơ sở. Trong khi đó hệ ngoài công lập lại tăng 205 trường.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay việc giảm số lượng trường công lập do các địa phương đã tích cực thực hiện sắp xếp mạng lưới, quy mô trường, lớp một cách phù hợp để tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh.

Giảm trên 1.000 trường công lập trong năm học 2019-2020

Tỷ lệ tăng, giảm cơ sở giáo dục phổ thông công lập năm học 2019-2020 so với năm học 2018-2019.

Số lượng trường công giảm mạnh nhất là ở bậc tiểu học, giảm 879 trường, tiếp đó là bậc mầm non giảm 218 trường, bậc trung học cơ sở giảm 70 trường. Riêng bậc trung học phổ thông vẫn giữ nguyên số trường công lập như năm học 2018-2019.

Bên cạnh việc quy hoạch lại mạng lưới trường công lập, các địa phương đã triển khai các chính sách ưu đãi đất đai, thuế, tín dụng… để hỗ trợ các cơ ở giáo dục ngoài công lập, thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực của xã hội nhằm phát triển giáo dục đào tạo.

Giảm trên 1.000 trường công lập trong năm học 2019-2020

Số lượng trường tăng, giảm ở các bậc học năm học 2019-2020 so với năm học 2018-2019.

Vì thế, trong năm học 2019-2020, hệ thống các cơ sở ngoài công lập lại có thêm 205 trường thành lập mới, tập trung ở các thành phố lớn. Trong đó bậc mầm non có số trường thành lập mới nhiều nhất với 150 trường, tiếp đó là bậc trung học phổ thông với 31 trường, bậc tiểu học 17 trường, trung học cơ sở 7 trường. Xét về tỷ lệ thì tiểu học và trung học cơ sở là hai bậc học có tỷ lệ tăng trường ngoài công lập cao nhất với trên 14%.

Số trường ngoài công lập tăng đã cho các địa phương có nhu cầu cao về trường, lớp như Hà Nội , Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... giảm được áp lực sỹ số, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.