Giới thiệu 7 đầu SGK tiếng Anh lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Tiếp tục các hoạt động triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngày 6/3, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức hội thảo trực tuyến toàn tỉnh giới thiệu sách giáo khoa tiếng Anh lớp 1.

Giới thiệu 7 đầu SGK tiếng Anh lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới tại Hà Tĩnh

Các đại biểu tham gia hội thảo đầu cầu Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Dự hội thảo ở các đầu cầu có 750 đại biểu là lãnh đạo, chuyên viên các phòng GD&ĐT, hiệu trưởng, giáo viên tiếng Anh ở các trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, tiếng Anh là môn tự chọn với 2 tiết/tuần. Để các trường lựa chọn sách phù hợp, Bộ GD&ĐT cũng đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa tiếng Anh lớp 1 gồm 7 đầu sách của 3 nhà xuất bản.

Trong đó có 2 đầu sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 1 đầu sách của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và 4 đầu sách của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Giới thiệu 7 đầu SGK tiếng Anh lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới tại Hà Tĩnh

Một trong 7 bộ sách được giới thiệu tại hội thảo

Các đầu sách Tiếng Anh lớp 1 được các tác giả người Việt Nam tổ chức biên soạn, có tham khảo và sử dụng các nguồn học liệu, sản phẩm của các nhà xuất bản nước ngoài, có sự tham gia cố vấn về chuyên môn của chuyên gia người nước ngoài.

Sách được xây dựng công phu, cẩn thận, tuân thủ đúng quy định Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2020-2021.

Giới thiệu 7 đầu SGK tiếng Anh lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới tại Hà Tĩnh

Đại diện NXB Giáo dục Việt Nam giới thiệu sách

Cùng với việc gợi mở một số phương pháp tiếp cận bộ sách mới, tại hội thảo, các nhà xuất bản cũng đã làm rõ những điểm mới của sách giáo khoa môn Tiếng Anh lớp 1.

Các bản thảo sách bảo đảm tính “mở”, linh hoạt, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo theo định hướng và quy định của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Sách được cấu trúc hiện đại, tiếp cận với cách biên soạn của các nước tiên tiến trên thế giới nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với điều kiện của học sinh tiểu học Việt Nam ở những vùng miền khác nhau; cũng như giúp cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo theo định hướng và quy định của Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Sau hội thảo, các nhà trường tiếp tục nghiên cứu, thảo luận để lựa chọn sách giáo khoa tiếng Anh phù hợp.

Năm học 2019 - 2020, Hà Tĩnh có 241 trường tiểu học và 15 Trường TH&THCS, tuy nhiên, do thiếu giáo viên tiếng Anh, chỉ có 78 trường tiểu học với 270 lớp, gần 9 ngàn học sinh ở các huyện (Can Lộc, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Nghi Xuân, Đức Thọ, Cẩm Xuyên và Thị xã Kỳ Anh) cho học sinh làm quen với tiếng Anh từ lớp 1.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.