Càng “sống ảo”, tôi càng thấy cô đơn

Tôi tìm đến mạng xã hội để giải tỏa, tâm sự, nhưng càng ngày, nó càng khiến tôi cảm thấy cô đơn hơn.

Tôi bắt đầu viết blog từ khi học lớp 10, không phải vì muốn tìm kiếm sự nổi tiếng hay được nhiều người biết đến, mà đơn giản đó là cách duy nhất tôi giãi bày tâm sự. Tôi không lập một trang blog riêng, mà viết chúng trên một trang Facebook ảo. Có lẽ vì với Facebook, có nhiều bạn bè và sự tương tác nhanh chóng khiến tôi cảm thấy mình bớt cô đơn hơn.

Càng “sống ảo”, tôi càng thấy cô đơn

Tôi lên mạng để mong trốn thoát khỏi nỗi cô đơn. (Ảnh minh họa)

Ngày đầu tiên, tôi viết những câu chuyện của mình trên Facebook đó là ngày u ám nhất trong cuộc đời tôi và nó cũng mở ra hàng loạt những sóng gió sau này. Tôi đã khóc rất nhiều khi viết những dòng đầu tiên: “Tôi cô đơn, cô đơn hơn hết thảy các sinh linh đang tồn tại. Mỗi ngày tôi đều muốn cuộn tròn trong chiếc chăn, hay ngồi thu mình trong một góc phòng thật tối, nơi nếu tôi khóc, cũng không ai có thể nhìn thấy khuôn mặt tôi lúc ấy. Lẻ loi, cô đơn là tất cả những gì tôi đang cảm thấy lúc này. Tôi luôn tự hỏi, tại sao mình lại có mặt trên đời này. Thậm chí, tôi ước rằng vòng đời của con người chỉ ngắn như những loài sinh vật khác, như vậy sẽ tốt biết bao”.

Và rồi, tôi đặt nick Facebook đó là Cô đơn. Mỗi ngày, sau khi đến trường tôi đều ôm lấy chiếc máy tính, viết đến tận nửa đêm. Trang mạng cá nhân của tôi không có ai là bạn bè thực, tôi kết bạn một cách ngẫu nhiên và rồi, càng ngày lượt người theo dõi tôi càng đông.

Nhớ lại ngày ấy, lý do mà tôi lên mạng để tự “bóc mẽ” tâm trạng của bản thân vì chuyện gia đình khiến tôi suy sụp hoàn toàn. Tôi sinh ra trong một gia đình cơ bản, bố là bác sỹ, mẹ là giáo viên. Tôi vẫn luôn cho rằng, mình là đứa trẻ may mắn khi có một gia đình tốt.

Thế nhưng, ngay trước ngày tôi thi vào lớp 10, tôi đã phát hiện ra một sự thật động trời. Hóa ra, tất cả chỉ là giả dối, bố mẹ tôi không hề hạnh phúc như tôi tưởng. Bố tôi có nhân tình bên ngoài và còn có 1 đứa con trai 3 tuổi, còn mẹ tôi cũng đã sớm tìm cho mình một tình yêu mới. Họ chỉ đợi cho tôi thi vào đại học sẽ ly hôn để ai đi đường nấy.

Khi vô tình phát hiện được sự thật này, mọi thứ trong tôi dường như sụp đổ. Hóa ra, lâu nay mọi chuyện chỉ là sự giả dối, diễn kịch. Tôi cảm thấy rợn người khi ngay cả khi tôi biết mọi chuyện, bố mẹ tôi vẫn cố diễn kịch có mặt người khác. Sau này, khi tôi học đến lớp 10, hai người họ đã chia tay sớm hơn kịch bản dự kiến. Bố có vợ mới, mẹ cũng lấy chồng, còn tôi về ở với bà nội. Cuộc sống bận rộn, càng ngày, bố mẹ đến thăm tôi càng ít, tôi cảm thấy cô đơn, cô đơn tột cùng, hơn hết, bởi tôi vẫn chưa hết sốc sau những gì diễn ra.

Từ đó, tôi ngày càng lên mạng nhiều hơn, chỉ ở đó, tôi mới được tâm sự, trải lòng mình. Tâm sự cùng người lạ có nhiều điều thú vị, tôi có thể nói thật, nói hết tâm trạng của mình mà không cần giấu diếm, đơn giản vì nơi đó không ai biết tôi là ai.

Đến khi tốt nghiệp đại học, đi làm, tôi vẫn giữ thói quen đó. Mỗi ngày từ 8h sáng đến 7h tối, tôi hoạt động như một chiếc máy năng suất, hiệu quả, nhưng vô tình, lạnh lùng. Ở tuổi bao cô gái khác đang tay trong tay với người mình yêu, thì tôi lại cảm thấy chán ghét tình yêu nam nữ. Tôi lao vào kiếm tiền, mua những thứ mình thích và buổi tối lại về nhà ngồi viết blog. Tôi cảm thấy ổn với cuộc sống hiện tại!

Nhưng tôi đã sống như vậy gần chục năm nay, dạo gần đây, viết blog không giúp tôi cảm thấy thoải mái, mà nó khiến tôi cô đơn hơn nữa. Tôi nhận ra, trong số cả nghìn bạn bè trên Facebook, tôi chẳng có lấy một người bạn thực sự để tâm sự. Lúc tôi vui, tôi buồn, cũng không thể chia sẻ cùng ai, tôi cảm thấy lạc lõng với những chấm xanh trên khung chat. Tôi mất dần cảm hứng để viết lách, nhưng lại không có cách nào khác để giải tỏa. Mỗi tối trở về nhà, tôi thèm khát có một ai đó để tâm sự, để nói chuyện, nhưng từ trước tới nay, tôi chưa từng thân với bất cứ ai. Sợ rằng, nếu cứ tiếp tục như vậy, tôi sẽ phát điên vì bị nỗi cô đơn nuốt chửng. Tôi nên làm gì lúc này đây?

Theo VOV

Đọc thêm

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.
7 tư duy thay đổi cuộc đời

7 tư duy thay đổi cuộc đời

Điều quyết định sự khác biệt giữa con người không phải tài năng thiên bẩm hay siêng năng, may mắn mà đến từ quá trình thay đổi, rèn luyện và phát triển tư duy.