Gói an sinh 62.000 tỷ đồng: Nhóm lao động nào được nhận hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng?

Trong Nghị quyết 42/NQ-CP, nhóm lao động làm việc theo chế độ HĐLĐ phải tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên được nhận hỗ trợ mức cao nhất: 1,8 triệu đồng/tháng...

Gói an sinh 62.000 tỷ đồng: Nhóm lao động nào được nhận hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng?

Người lao động đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp BHTN và được tư vấn việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh (Ảnh: Tư liệu).

Đây là một phần nội dung của dự thảo quyết định về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Đối tượng hỗ trợ

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 5 Điều 32 Bộ luật Lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 Bộ luật Lao động từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương cho người lao động.

Điều kiện hỗ trợ

Người lao động nêu trên được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

1. Thời gian tạm hoãn, nghỉ không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn, nghỉ việc không lương từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2020.

2. Có văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

3. Đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến trước thời điểm tạm hoãn hoặc nghỉ việc không hưởng lương.

4. Thời hạn còn lại của hợp đồng lao động lớn hơn thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc thời gian nghỉ việc không hưởng lương.

Mức và thời gian hỗ trợ

Mức hỗ trợ là 1.800.000 đồng/người/tháng hằng tháng.

Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương được tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 03 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.

Thời gian hỗ trợ tính theo tháng (đủ 30 ngày). Trường hợp có ngày lẻ được làm tròn theo nguyên tắc: Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng, dưới 15 ngày thì không được tính.

Hồ sơ đề nghị

1. Đơn đề nghị của người lao động theo mẫu được ban hành kèm theo Đây là quy định trong Quyết định về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.

2. Bản sao hợp đồng lao động và văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ không hưởng lương.

3. Bảng tổng hợp danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương do người sử dụng lao động lập và có xác nhận của tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có), cơ quan bảo hiểm xã hội theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.

4. Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; hợp đồng hợp tác; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với người sử dụng lao động là cá nhân).

Trình tự, thủ tục thực hiện

1. Người lao động có đơn đề nghị được hỗ trợ trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương gửi đến người sử dụng lao động.

2. Người sử dụng lao động lập bảng tổng hợp danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương; công khai bảng tổng hợp danh sách tại doanh nghiệp; đề nghị tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có) xác nhận; đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận.

Hằng tháng tùy theo tình hình diễn biến thực tế của dịch Covid-19 và thời hạn thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, người sử dụng lao động lập danh sách đề nghị hỗ trợ cho người lao động.

3. Đối với người sử dụng lao động có qui mô dưới 100 người lao động: Gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở. Trường hợp người sử dụng lao động có nhiều chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có người lao động đề nghị hỗ trợ.

Đối với người sử dụng lao động có qui mô từ 100 lao động trở lên thì gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan Tài chính, Bảo hiểm xã hội và các cơ quan liên quan thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định hỗ trợ. Trong trường hợp không hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định, cơ quan Tài chính có trách nhiệm chuyển tiền cho doanh nghiệp để thanh toán tiền hỗ trợ cho người lao động.

6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc (đối với người sử dụng lao động có qui mô dưới 100 người lao động) và 10 ngày làm việc (đối với người sử dụng lao động có quy mô từ 100 người lao động trở lên) kể từ ngày cơ quan Tài chính chuyển tiền cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho người lao động đúng theo danh sách đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Theo Dân trí

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.