Gói giải cứu COVID-19 mới “”vượt ải“” Thượng viện Mỹ

Với lá phiếu mang tính bước ngoặt của Phó Tổng thống Kamala Harris - người cũng là Chủ tịch Thượng viện, gói ngân sách trị giá 1.900 tỷ USD sẽ được gửi trở lại Hạ viện Mỹ xem xét.

Gói giải cứu COVID-19 mới “”vượt ải“” Thượng viện Mỹ

Gói cứu trợ COVID-19 được Thượng viện Mỹ thông qua nhờ lá phiếu thuận của Phó Tổng thống Kamala Harris. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 5/2, Thượng viện Mỹ đã chính thức phê chuẩn dự thảo ngân sách cho phép đảng Dân chủ thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD theo đề xuất của Tổng thống Joe Biden mà không cần sự ủng hộ của một số thành viên đảng Cộng hòa.

Sau khoảng 15 giờ tranh luận và bỏ phiếu về hàng chục sửa đổi, Thượng viện Mỹ rơi vào bế tắc trong việc thông qua gói cứu trợ COVID-19 với tỷ lệ 50 phiếu ủng hộ và 50 phiếu chống.

Tuy nhiên, thế cân bằng đã bị phá vỡ sau khi Phó Tổng thống Kamala Harris đã bỏ phiếu thuận, mang lại chiến thắng cho phe Dân chủ.

Với lá phiếu mang tính bước ngoặt của bà Harris - người cũng là Chủ tịch Thượng viện, gói ngân sách trị giá 1.900 tỷ USD sẽ được gửi trở lại Hạ viện Mỹ xem xét.

Trước đó, ngày 3/2, Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua kế hoạch ngân sách, mở đường cho việc phê chuẩn gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD do Tổng thống Joe Biden đề xuất mà không cần sự ủng hộ của một số thành viên đảng Cộng hòa.

Ngày 14/1, ông Biden đã công bố gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD, bao gồm 415 tỷ USD để cải thiện khả năng ứng phó dịch bệnh và triển khai vắcxin COVID-91, 1.000 tỷ USD hỗ trợ trực tiếp các gia đình và khoảng 440 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhờ và cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch.

Mỗi người dân Mỹ dự kiến nhận được 1.400 USD theo gói cứu trợ.

Tuy nhiên, gói cứu trợ này đã vấp phải sự phản đối từ các thành viên đảng Cộng hòa khi đảng này chỉ muốn tìm kiếm một thỏa thuận nhỏ hơn nhiều, khoảng 600 tỷ USD, trong đó có các khoản thanh toán trực tiếp 1.000 USD, do lo ngại gói cứu trợ của đảng Dân chủ sẽ làm gia tăng nợ công của Mỹ./.

Theo Thanh Hải (TTXVN/Vietnam+)

Chủ đề Thế giới ngày qua

Đọc thêm

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Indonesia xác nhận các trường hợp nhiễm HMPV

Indonesia xác nhận các trường hợp nhiễm HMPV

Ngày 7/1, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin xác nhận nước này đã phát hiện các ca nhiễm virus human metapneumovirus (HMPV), song khẳng định với người dân rằng căn bệnh này không nguy hiểm.