Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Hạ tầng giao thông vốn đã yếu kém, sau mưa lũ, nhiều tuyến đường ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị hư hỏng nghiêm trọng; ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ đạt chuẩn NTM của nhiều địa phương.

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Tuyến đường trục xã Kỳ Lạc từ ngã ba quốc lộ tránh Đèo Con đi qua UBND xã, mặt đường bê tông xi măng được đầu tư xây dựng từ năm 2003, dài hơn 7 km.

Hiện nay, do tác động của thời gian và mưa lũ, tuyến đường đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới
Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Nhiều đoạn, lề đường bị nước xói sâu so với mặt đường bê tông hơn 40 cm, tạo nên những rãnh sâu hoắm hai bên đường, gây nguy hiểm thường trực đối với các phương tiện qua lại.

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Đường trục xã Kỳ Lạc là tuyến đường chính phục vụ đi lại, sinh hoạt, sản xuất cho toàn bộ gần 3.500 nhân khẩu của xã Kỳ Lạc, với hơn 4.000 ha đất trồng rừng sản xuất. Tuyến đường này còn có vai trò cứu hộ cứu nạn mùa mưa lũ; đảm bảo an nình quốc phòng... Vì vậy, với thực trạng hạ tầng giao thông xuống cấp nghiêm trọng như thế này, việc phấn đấu đạt chuẩn NTM của xã vùng thượng này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Tuyến đường huyện Sơn - Thượng là tuyến đường giao thông chính của 2 xã Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, đấu nối với tỉnh lộ ĐT.554 và quốc lộ 12C, phục vụ đi lại, sinh hoạt, sản xuất cho 4.102 hộ dân và hơn 13.600 nhân khẩu, kết nối trung tâm hành chính các xã Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, trường học và trạm y tế trên địa bàn.

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Hiện nay, tuyến đường đã bị xuống cấp nghiêm trọng; thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa lũ, gây chia cắt nhiều vùng, không chỉ mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng rất lớn đến phong trào xây dựng NTM của các địa phương vùng thượng Kỳ Anh.

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Tình trạng hư hỏng khá phổ biến trên suốt chiều dài của tuyến đường Sơn - Thượng. Mặc dù hàng năm, các địa phương đều tiến hành sửa chữa, gia cố nhưng sau mỗi trận lũ lụt, thì đâu lại vào đấy.

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Đợt lũ vừa rồi, một đoạn lề đường (chạy qua thôn Sơn Bình 2, xã Kỳ Sơn) đã bị nước khoét sâu vào hơn 3m, dài hơn 10m, gần chạm mặt đường. Chị Nguyễn Thị Niên (thôn Sơn Bình 2, xã Kỳ Sơn - người áo đỏ) có nhà ở ngay sát bờ sông, gần điểm sạt lở lo lắng cho biết: "Đất ở vùng này chủ yếu là pha cát nên rất dễ sạt lở. Điểm sạt lở này nếu không được sửa chữa, kè chắn kịp thời thì chỉ một trận lũ nữa là sẽ cuốn trôi luôn cả mặt đường".

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Tràn Khe Nhơi trên tuyến đường huyện Sơn - Thượng cũng đã bị sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng, thường xuyên bị ngập lụt sâu vào mùa mưa lũ, gây chia cắt tuyến đường.

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Tuyến đường QL1 - mỏ titan (ĐH.141) có chiều dài 6 km, điểm đầu giao với quốc lộ 1A, điểm cuối tại thôn Trung Tiến (xã Kỳ Khang); trong đó có 4 km từ cầu Vĩnh Ái đến thôn Trung Tiến bị xuống cấp nghiêm trọng.

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Mặt đường bị bong tróc, lồi lõm, chỉ cần một trận mưa nhỏ là đường trở thành sông, gây nhiều khó khăn cho người và các phương tiện qua lại.

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Một đoạn đường QL1 - mỏ titan (ĐH.141) chạy qua Trường Tiểu học xã Kỳ Khang lộ rõ những rãnh lún dọc mặt đường khi trời mưa.

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Cũng như đường QL1 - mỏ titan (ĐH.141), tuyến đường huyện Bắc - Xuân (ĐH136) có chiều dài 5,6 km, điểm đầu nối với tỉnh lộ ĐT.551, điểm cuối giao với đường liên xã Kỳ Xuân - Cẩm Lĩnh, đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Đặc biệt, các trận lũ vừa qua càng làm mặt đường hư hỏng nặng nề. Để hạn chế khó khăn, nguy hiểm cho các phương tiện qua lại, một số nơi đã tiến hành đổ đá dăm san lấp các đoạn đường lầy lội và dày đặc các ổ voi, ổ gà.

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Đây là tuyến độc đạo kết nối xã Kỳ Xuân nói chung và khu du lịch biển Kỳ Xuân nói riêng với các trục đường huyện lộ, tỉnh lộ. Vì vậy, việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường này là vô cùng cấp thiết nhằm phát triển thương mại dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển khu du lịch biển Kỳ Xuân...

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Mặc dù các địa phương dọc trên tuyến đường này đều đã đạt chuẩn NTM, nhưng với thực trạng giao thông như thế này thì việc duy trì và xây dựng NTM nâng cao là rất khó khăn, thậm chí có nguy cơ rớt chuẩn.

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Không chỉ nền đường bị hư hỏng, xuống cấp, nhiều tuyến đường ở vùng núi của huyện Kỳ Anh cũng luôn bị đe dọa bởi tình trạng sạt lở đất vào mùa mưa...

Hạ tầng giao thông yếu kém, nhiều xã ở huyện phía Nam Hà Tĩnh khó đạt chuẩn nông thôn mới

Lở đất đang là nỗi lo thường trực của các địa phương và những người đi lại trên các tuyến đường núi của huyện Kỳ Anh.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBD huyện Kỳ Anh cho biết: Năm 2020, huyện Kỳ Anh đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích nông thôn mới (Kỳ Thượng, Lâm Hợp, Kỳ Văn, Kỳ Phong, Kỳ Khang); phấn đấu năm 2021 có 2 xã về đích (Kỳ Lạc, Kỳ Tây) và đến năm 2023 đạt huyện nông thôn mới.

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là hệ thống giao thông, phần lớn được đầu tư đã lâu, nay hư hỏng nghiêm trọng, đặc biệt nặng nề nhất lại là tại các xã đang tập trung phấn đấu đạt chuẩn.

Trong khi nguồn ngân sách địa phương hạn hẹp, để đảm bảo đi lại, sinh hoạt, sản xuất của Nhân dân, giúp các xã nêu trên đạt chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch, hướng tới hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn của huyện, đề nghị tỉnh sớm hỗ trợ kinh phí để nâng cấp, sửa chữa các công trình trên đảm bảo sự đồng bộ và bền vững.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.