Hà Tĩnh cần tăng tỷ trọng kinh tế số trong GRDP

(Baohatinh.vn) - Qua hội thảo, cơ quan chức năng và doanh nghiệp Hà Tĩnh có cơ hội tiếp cận các chuyên gia về công nghệ để được tư vấn giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực quản lý và tạo ra nhiều giá trị mới.

Hà Tĩnh cần tăng tỷ trọng kinh tế số trong GRDP

Sáng 14/9, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số - Thực trạng và giải pháp”. Tới dự có đồng chí Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chuyển đổi số quốc gia; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ TT&TT: Cục Chuyển đổi số quốc gia, Cục Viễn thông, Cục An toàn thông tin; đại diện Lãnh đạo Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, C06, Bộ Công an.

Về phía tỉnh Hà Tĩnh có Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu và đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.

Hà Tĩnh cần tăng tỷ trọng kinh tế số trong GRDP

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đại biểu tham quan các gian hàng chuyển đổi số.

Phát biểu chào mừng tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu nhấn mạnh, thời gian qua, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số quốc gia và các địa phương rất quyết liệt nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Về phía Hà Tĩnh, tỉnh đã có các văn bản nhằm thúc đẩy chuyển đổi số như: Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 22/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025; kế hoạch chuyển đổi số hàng năm...

Hà Tĩnh cần tăng tỷ trọng kinh tế số trong GRDP

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu phát biểu chào mừng tại hội thảo.

Nhờ đó, mặc dù trong điều kiện khó khăn, năm 2022 Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực cải thiện chỉ số DTI (chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh). Theo đó, Hà Tĩnh xếp thứ 37/63 tỉnh thành phố trên cả nước (tăng 22 bậc so với năm 2021); xếp thứ 28 cả nước về chỉ số cải cách hành chính (PAR Index); thứ 7 cả nước về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS). Đặc biệt, Hà Tĩnh đứng thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ cấp thẻ căn cước công dân và tỷ lệ kích hoạt định danh điện tử.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cũng cho rằng, mặc dù đạt một số kết quả bước đầu, song Hà Tĩnh vẫn đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Trong đó, mặc dù tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách và bố trí nguồn phục phục vụ quá trình chuyển đổi số, tuy nhiên hiệu quả chưa đạt như kỳ vọng. Hệ thống cơ sở dữ liệu của các ngành đã được xây dựng nhưng quy mô nhỏ lẻ, quản lý độc lập phân tán, ít chia sẻ dùng chung, hiệu quả khai thác ứng dụng còn hạn chế. Tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh chưa cao. Một số sở, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm công tác chuyển đổi số…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, chuyển đổi số là một trong những nội dung trọng tâm hàng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. Từ thực trạng và những khó khăn của địa phương, Hà Tĩnh mong muốn nhận được những giải pháp hữu ích, cách tiếp cận để các sở, ngành, huyện, thị, thành đẩy nhanh thực hiện nhiệm vụ, phần việc nhằm nâng cao bộ chỉ số DTI cấp tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Tĩnh cần tăng tỷ trọng kinh tế số trong GRDP

Giám đốc Sở TT&TT Đậu Tùng Lâm: Hội thảo là một trong những "bước đi" để Hà Tĩnh thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số toàn diện về phát triển hạ tầng số, cơ sở dữ liệu số, tạo nền tảng phát triển chính quyền số, kinh tế số, hướng đến xã hội số.

Tại hội thảo, tham luận đến từ các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ TT&TT, Bộ Công an, các doanh nghiệp chuyên về nền tảng số, công nghệ số đã đánh giá thực trạng trong việc triển khai chuyển đổi số trên địa Hà Tĩnh; đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số; các vấn đề về nguồn lực triển khai và một số khó khăn, thách thức cần vượt qua; trao đổi, giới thiệu những mô hình thành công và những hình thức mới nhằm huy động nguồn lực để triển khai chuyển đổi số toàn dân và toàn diện trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Hà Tĩnh cần tăng tỷ trọng kinh tế số trong GRDP

Đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tham luận với nội dung đảm bảo an toàn thông tin trong chuyển đổi số.

Qua đó, tạo ra không gian trao đổi, chia sẻ và trải nghiệm thực tế các giải pháp, nền tảng công nghệ số phục vụ trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

Cơ quan chức năng, đơn vị, doanh nghiệp Hà Tĩnh có cơ hội tiếp cận các giải pháp công nghệ số, chuyên gia về công nghệ để được tư vấn, trải nghiệm và lựa chọn phương pháp, lộ trình cũng như giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực quản lý, tối ưu hoá sản xuất, mở rộng thị trường và tạo ra nhiều giá trị mới.

Hà Tĩnh cần tăng tỷ trọng kinh tế số trong GRDP

Đồng chí Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chuyển đổi số quốc gia chia sẻ một số khuyến nghị để cải thiện DTI của Hà Tĩnh.

Đặc biệt, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chuyển đổi số Quốc gia Nguyễn Phú Tiến đã chia sẻ một số khuyến nghị để cải thiện DTI của Hà Tĩnh các năm tiếp theo. Trong đó nhấn mạnh, về hoạt động chính quyền số, cần triển khai cổng dữ liệu mở; khai thác dịch vụ dữ liệu có trên NDXP (nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia); triển khai các nền tảng số như: nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; nền tảng giám sát trực tuyến; trợ lý ảo phục vụ cán bộ, công chức, viên chức; tiếp tục thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến.

Về hoạt động kinh tế số, cần tăng tỷ trọng kinh tế số trong GRDP; thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số, nền tảng số; thúc đẩy số lượng giao dịch trên sàn thương mại điện tử.

Về xã hội số, cần triển khai cấp danh tính số trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy tổ chuyển đổi số cộng đồng; tuyên truyền cho người dân về kỹ năng công nghệ thông tin...

Chủ đề Chuyển đổi số

Đọc thêm

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Thời gian qua, tại các địa phương ở Hà Tĩnh, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành người “đứng mũi chịu sào” gánh vác công việc thôn. Với sự năng động, nhiệt huyết, những người trẻ làm cán bộ thôn đã thổi luồng sinh khí mới cho các hoạt động, phong trào ở cơ sở.
Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6/2025, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Cử tri và nhân dân kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế một cách toàn diện, tạo nền tảng cho bộ máy Nhà nước thực sự tinh- gọn- mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận đã đóng góp ý kiến quan trọng tại phiên thảo luận tổ chiều 15/5. Nội dung tập trung vào hoàn thiện Luật Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cùng các dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật.
Bí thư Thành ủy Viêng Chăn dâng hương tại Ngã ba Đồng Lộc

Bí thư Thành ủy Viêng Chăn dâng hương tại Ngã ba Đồng Lộc

Dâng hương tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Viêng Chăn bày tỏ lòng thành kính trước những anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước Việt Nam, vì nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Thống nhất nội dung kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Thống nhất nội dung kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Sáng 12/5, Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 của HĐND tỉnh khóa XVIII. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh chủ trì cuộc họp.