Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão số 8

(Baohatinh.vn) - Trước diễn biến phức tạp của bão số 8, các địa phương ở Hà Tĩnh đã triển khai các biện pháp ứng phó như: kêu gọi tàu thuyền vào bờ neo đậu, bảo vệ các vùng nuôi trồng thủy sản, đề phòng sạt lở đất ở miền núi, sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn kịp thời.

Trước diễn biến phức tạp của mưa bão, ngày 11/10, huyện Kỳ Anh đã có công điện và phân công các đoàn công tác chỉ đạo địa phương triển khai khẩn cấp các giải pháp ứng phó với mưa bão.

Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão số 8

Lãnh đạo huyện Kỳ Anh kiểm tra công tác phòng chống bão số 8 ở xã Kỳ Xuân

Các địa phương ven biển đã tổ chức kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền ở xa vào nơi trú ẩn an toàn, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi.

Dự kiến đến cuối chiều 11/10, 100% tàu thuyền của huyện Kỳ Anh với 585 chiếc của ngư dân các xã: Kỳ Xuân, Kỳ Phú, Kỳ Khang sẽ về nơi trú ẩn an toàn.

Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão số 8

Tàu thuyền đã vào bờ ở bãi biển Kỳ Xuân.

Ở các vùng nuôi trồng thủy sản Kỳ Thọ, Kỳ Thư, Kỳ Hải, chính quyền đang vận động, hỗ trợ người dân chủ động thu hoạch, né tranh thiên tai; triển khai các giải pháp tiêu úng bảo vệ khu nuôi trồng thủy sản.

Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão số 8

Lãnh đạo huyện Kỳ Anh kiểm tra các hồ nuôi trồng thủy sản ở xã Kỳ Thọ.

Các địa phương cũng đang kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét; sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao đến nơi an toàn.

Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa đang thi công, thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão số 8

Người dân xã Kỳ Thọ chủ động thu hoạch tôm, né tránh thiên tai.

Các xã miền núi chủ động triển khai các biện pháp đề phòng sạt lở đất nhằm đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.

Các địa phương ở huyện Kỳ Anh đang triển khai trực 24/24h nghiêm túc, chặt chẽ, theo dõi diễn biến thời tiết và sẵn sàng triển khai công tác ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão số 8

Thuyền cá của ngư dân các xã Kỳ Lợi và Kỳ Nam, TX Kỳ Anh cũng đã được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đèo Ngang (BĐBP Hà Tĩnh) hỗ trợ, kịp thời đưa vào nơi tránh trú an toàn.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 8, sáng 12/10, Đồn Biên phòng Đèo Ngang đã huy động 15 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ di chuyển tàu thuyền cùng ngư lưới cụ của ngư dân ở thôn Đông Sơn, Đông Yên (xã Kỳ Lợi) và thuyền của một số hộ dân xã Kỳ Nam vào nơi tránh trú an toàn.

Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão số 8

Các tàu, thuyền ở xã Kỳ Hà cũng đã vào nơi tránh trú an toàn.

Đến thời điểm hiện nay, toàn bộ tàu thuyền trên địa bàn của thị xã Kỳ Anh (hơn 1.390 phương tiện tàu thuyền với 4.364 lao động) đã được nắm bắt thông tin, diễn biến, đường đi của bão số 8.

Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão số 8

Ngư lưới cụ cũng được các ngư dân xã Kỳ Hà giằng néo cẩn thận trên bờ.

Ông Nguyễn Thế Anh - Phó Chủ tịch UBND thị xã cho biết: "Địa phương đã có các công điện khẩn về việc chủ động ứng phó với bão số 8 và hoàn lưu sau bão.

Theo đó, chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương kêu gọi tàu, thuyền đang hoạt động trên biển về nơi tránh trú an toàn và bảo vệ các vùng nuôi thủy, hải sản trên địa bàn; tổ chức hướng dẫn các phương tiện trong khu neo đậu đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; chủ động kiểm tra, rà soát các công trình tiêu thoát lũ trên địa bàn...".

Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão số 8

Tàu thuyền trong và ngoài tỉnh vào neo đậu tại âu thuyền Cửa Sót trước bão số 8.

Đến thời điểm này, 474 tàu, thuyền đánh cá của ngư dân các xã: Thạch Kim, Thịnh Lộc, thị trấn Lộc Hà và các xã ven sông đã vào tránh trú tại âu thuyền Cửa Sót (xã Thạch Kim), khu vực lạch Đồng Kèn (giáp ranh giữa 2 huyện: Lộc Hà - Nghi Xuân) và các nơi tránh trú cao, kín đáo, an toàn khác.

Trung úy Nguyễn Hữu Đức - Trạm trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Cửa Sót thông tin: “Riêng tại âu thuyền Cửa Sót, đến thời điểm này đã có 198 phương tiện vào tránh trú, trong đó có 28 tàu cá ngoại tỉnh với 83 thuyền viên, số còn lại là nội tỉnh. Chúng tôi cũng đã bắt đầu thực hiện nghiêm lệnh cấm biển của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh”.

Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão số 8

Ngư dân Thịnh Lộc đang thu dọn ngư cụ, dụng cụ sinh hoạt trên thuyền trước khi mưa bão đến.

Để vừa đảm bảo an toàn trong mưa bão, vừa phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả, các lực lượng chức năng ở Lộc Hà đã yêu cầu, hướng dẫn ngư dân bản địa chằng néo tàu thuyền cẩn thận, không tụ tập đông người tại các điểm neo đậu, bến cá.

Tiến hành kiểm tra thân nhiệt, lịch trình di chuyển của ngư dân ngoại tỉnh, yêu cầu họ hạn chế đi lại trên đất liền, chấp hành nghiêm các quy định về phòng dịch và mệnh lệnh phòng chống thiên tai khi mưa bão đến.

Triển khai công tác phòng chống bão số 8, huyện Cẩm Xuyên đã ban hành lệnh cấm biển đối với tất cả tàu thuyền từ 9h sáng 12/10. Hiện nay, 882 tàu thuyền của 7 xã ven biển huyện Cẩm Xuyên đã về neo đậu tránh trú bão an toàn.

Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão số 8

Tàu thuyền về tránh trú bão ở Cồn Gò, xã Cẩm Nhượng (Ảnh: Hương Thành)

Địa phương cũng giao các xã khẩn trương rà soát ngay các hộ dân, trang trại ở vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ quét, lũ ống; thông tin ngay cho người dân để chủ động ứng phó với các tình huống; cử cán bộ theo dõi sát từng vùng, tuyệt đối không được để các tình huống bất ngờ có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát; bố trí lực lượng, phương tiện thường trực tại các vị trí xung yếu để sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 8,huyện Nghi Xuân đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Đến thời điểm này, có 815/815 tàu thuyền đã về neo đậu tại Cảng cá Xuân Hội, âu thuyền tránh trú bão tại xã Xuân Hội và các địa phương ven biển.

Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão số 8

Tàu thuyền neo đậu tại Cảng cá Xuân Hội.

Bên cạnh đó, tại các vùng nuôi trồng thủy sản như: Xuân Phổ, Cương Gián…, người dân cũng đang tích cực triển khai các hoạt động bảo vệ tôm nuôi trước ảnh hưởng của thiên tai.

Hà Tĩnh kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão số 8

Người dân thu hoạch tôm tại ao nuôi HTX Xuân Thành xã Xuân Phổ.

Ông Lê Thanh Bình - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân cho biết: Hiện nay, các hoạt động chuẩn bị ứng phó với bão số 8 đã cơ bản sẵn sàng. Đặc biệt, các địa phương đã chuẩn bị thuyền, các loại máy công trình và hàng trăm thuyền nhỏ của người dân để huy động khi cần. Đồng thời, huyện cũng đã hướng dẫn, hỗ trợ người dân gia cố nhà cửa, bảo quản tài sản để ứng phó với thiên tai...

Chủ đề PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO

Chủ đề Bão đổ bộ vào Hà Tĩnh

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.