Hà Tĩnh không để "khan hàng, sốt giá” dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi

(Baohatinh.vn) - Nhằm tạo ra một thị trường lành mạnh và đáp ứng nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Sở Công Thương Hà Tĩnh sớm triển khai công tác bình ổn hàng hoá, phối hợp cùng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, phân phối, không để xảy ra tình trạng "khan hàng, sốt giá".

Hà Tĩnh không để khan hàng, sốt giá” dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi

Người dân đã tranh thủ thời gian đi mua sắm các đồ dùng thiết yếu cho gia đình trong dịp tết.

Theo dự báo của Sở Công thương, những ngày trước, trong và sau tết Nguyên đán tại địa bàn trung tâm huyện, thành phố, thị xã, các mặt hàng sẽ có sự biến động về giá, cụ thể: Mặt hàng thực phẩm tươi sống dự kiến tăng từ 5 - 10% (do ảnh hưởng của dịch lở mồm, long móng), rau củ quả dự kiến tăng từ 7 - 10%...

Vì vậy, để đảm bảo lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường dồi dào, giá cả ổn định, Sở Công thương đã sớm triển khai kế hoạch dự trữ nguồn hàng hóa phong phú, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân.

Theo đó, tổng giá trị kế hoạch dự trữ hàng hóa trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019 toàn tỉnh ước tính đạt gần 900 tỷ đồng, bao gồm: 6.224 tấn gạo, 612 lít dầu ăn, 480 tấn đường, 712 tấn rau của quả, 719 tấn thực phẩm công nghiệp, 2.235 tấn thực phẩm tươi sống…

Hà Tĩnh không để khan hàng, sốt giá” dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi

Hàng hóa phong phú, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.

Được biết, đến thời điểm hiện tại, Siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh đã hoàn tất nhập về kho lượng hàng trị giá gần 70 tỷ đồng; mở thêm 8 quầy tính tiền lưu động và thuê thêm nhân viên thời vụ để phục vụ khách hàng trong dịp cao điểm mua sắm phục vụ tết.

Ông Trần Đình Chung – Cán bộ marketing, Siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh, cho biết: “Chúng tôi sẽ phối hợp với Sở Công thương tổ chức 30 - 35 chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong dịp, trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 nhằm cung ứng sớm và đầy đủ hàng hoá cho người dân với giá cả hợp lý, đảm bảo nguồn gốc, chất lượng".

Hà Tĩnh không để khan hàng, sốt giá” dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi

Các cửa hàng hoa quả cũng đã bắt đầu chuẩn bị nguồn hàng

Thông tin từ các doanh nghiệp bán lẻ, để đảm bảo lượng hàng hóa, nhất là với những nhóm hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh, hoa quả cung ứng cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, hiện nhiều đơn vị đã chủ động khai thác nguồn hàng từ các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Chị Bùi Như Huề - Nhân viên của hàng hoa quả Tân Thanh Phong (TP Hà Tĩnh), cho biết: “Doanh nghiệp tư nhân Tân Thanh Phong đã sớm liên hệ với các nhà sản xuất hoa quả có uy tín để chuẩn bị nguồn hàng hoá lớn như: cam chanh, cam bù, hoa tươi, bưởi da xanh, thanh long… phục vụ nhu cầu của người dân”.

Hà Tĩnh không để khan hàng, sốt giá” dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi

Tại các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, hàng hoá phục vụ tết đã chuẩn bị sẵn sàng.

Cùng với hệ thống siêu thị, doanh nghiệp phân phối, chủ cửa hàng kinh doanh tại các chợ truyền thống được tuyên truyền thực hiện cam kết đảm bảo dự trữ. Theo Trưởng ban Quản lý chợ Nghèn (Can Lộc) Trần Trọng Tài: “Ban quản lý chợ sẽ tích cực phối hợp để điều tiết, cung ứng đầy đủ và không để xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa khi người dân đến mua sắm trong dịp cuối năm”.

Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương Hà Tĩnh) Võ Tá Nghĩa thông tin: "Cùng với sự chuẩn bị của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, Sở Công Thương phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan theo dõi sát diễn biến cung - cầu hàng hóa, kịp thời giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp; mở kênh tiếp nhận thông tin để chỉ đạo điều tiết hàng hóa, tránh gây ảnh hưởng xấu đến thị trường".

Hà Tĩnh không để khan hàng, sốt giá” dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi

Lực lượng quản lý thị trường Hà Tĩnh tích cực tuyên truyền, phổ biến để người dân nêu cao ý thức, không buôn bán hàng giá, hàng kém chất lượng.

Đồng thời, Sở sẽ cùng với chính quyền các địa phương tạo kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp chuẩn bị hàng hóa, điểm bán hàng Tết, đưa hàng Việt về nông thôn; chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường rà soát, xử lý các điểm có nguy cơ cao về hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chủ đề Thị trường Tết

Đọc thêm

Nhộn nhịp những phiên chợ truyền thống ngày Tết

Nhộn nhịp những phiên chợ truyền thống ngày Tết

Không chỉ được xem là “điểm hẹn” du xuân của nhiều người, những phiên chợ truyền thống ngày Tết ở Hà Tĩnh còn là nơi hướng về cội nguồn với những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Dịch vụ rửa xe "bội thu" những ngày Tết

Dịch vụ rửa xe "bội thu" những ngày Tết

Những ngày cuối năm, nhu cầu rửa xe của người dân Hà Tĩnh tăng đột biến nên các tiệm rửa xe phải hoạt động với công suất gấp 3-4 lần ngày thường, thu nhập nhờ đó cũng tăng cao.
Giá chuối chợ Tết tăng “phi mã”

Giá chuối chợ Tết tăng “phi mã”

Năm nay, ở nhiều chợ dân sinh tại Hà Tĩnh, giá chuối xanh dịp Tết tăng đột biến, những nải chuối to, đẹp, số lẻ thậm chí có giá tới 450 - 500.000 đồng/nải.
Gia tăng đơn hàng tết online của người dân Hà Tĩnh

Gia tăng đơn hàng tết online của người dân Hà Tĩnh

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội, người tiêu dùng Hà Tĩnh ngày nay dễ dàng mua sắm Tết với vài cú chạm tay, từ thực phẩm, quà tặng, đồ trang trí cho đến các loại đặc sản vùng miền.
“Order” hoa Tết, giá cao vẫn đắt hàng

“Order” hoa Tết, giá cao vẫn đắt hàng

Giá hoa tươi cắt cành những ngày cận Tết ở Hà Tĩnh tăng cao, thậm chí gần gần gấp đôi so với ngày thường nhưng vẫn thu hút người tiêu dùng đặt hàng.
Tài chính thị trường ngày 24/1: Việt Nam hướng tới gia nhập OECD

Tài chính thị trường ngày 24/1: Việt Nam hướng tới gia nhập OECD

Tại buổi tiếp ông Mathias Cormann - Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề nghị OECD tạo điều kiện để Việt Nam cử các chuyên gia, cán bộ làm việc tại Ban Thư ký OECD. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 24/1 của Báo Hà Tĩnh.
Hàng hóa dồi dào phục vụ người dân sắm Tết

Hàng hóa dồi dào phục vụ người dân sắm Tết

Đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ - thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh, không khí đón xuân đã về từ nhiều tháng trước, khi phải chuẩn bị lượng hàng chủ động để cung ứng ra thị trường.