(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải vừa ký quyết định trích ngân sách hơn 8,8 tỷ đồng cấp cho các địa phương, đơn vị để bố trí kinh phí tặng quà người có công và tổ chức các hoạt động liên quan dịp tết cổ truyền Quý Mão năm 2023.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng tặng quà, thăm hỏi thương binh Lương Xuân Hàm - công nhân trong tổ máy chủ lực thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông tại Ngã ba Đồng Lộc (quê ở xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh) dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2022).
Hơn 8,8 tỷ đồng được trích từ nguồn đảm bảo xã hội năm 2022, được phân bổ như sau: cấp cho UBND các huyện, thành phố, thị xã và Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội số tiền hơn 1,374 tỷ đồng để bố trí kinh phí tặng quà (bằng tiền mặt, mức 300.000 đồng/suất) cho 4.583 người có công với cách mạng.
Phó Chủ tịch UBDN tỉnh Lê Ngọc Châu tặng quà cho người có công đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh Hà Tĩnh dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2022).
Cấp cho Sở LĐ-TB&XH: 7,46 tỷ đồng tặng quà người có công và tổ chức các hoạt động liên quan dịp tết cổ truyền Quý Mão, trong đó quà thắp hương liệt sỹ (bằng hiện vật, mức 300 nghìn đồng/suất) cho 23.467 đại diện thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ, số tiền hơn 7 tỷ đồng;
Tặng quà cho 39 người có công tiêu biểu tại 13 huyện, thành phố, thị xã (mức 2 triệu đồng/người) với số tiền 78 triệu đồng; thăm hỏi, tặng quà các đơn vị nuôi dưỡng người có công; dâng hương nghĩa trang liệt sỹ và các di tích lịch sử trong và ngoài tỉnh, với tổng số tiền 171 triệu đồng.
UBND tỉnh giao Sở LĐ-TB&XH, các địa phương, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí được cấp theo chế độ quy định; thực hiện kiểm tra, giám sát việc trao quà đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời, chu đáo.
Sở LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm về tính chính xác của các đối tượng được tặng quà; thực hiện quy trình mua sắm quà bằng hiện vật theo quy định; phối hợp các địa phương, đơn vị trao quà cho các đối tượng đảm bảo về số lượng, chất lượng, thời gian; chuẩn bị quà cho lãnh đạo tỉnh và tổ chức đi thăm hỏi, tặng quà, dâng hương, dâng hoa tại các nghĩa trang liệt sỹ, khu di tích lịch sử trong và ngoài tỉnh kịp thời, chu đáo.
Chương trình thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm, xác định thông tin và mở ra cơ hội để các gia đình tìm thấy hài cốt liệt sĩ.
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hà Tĩnh lấy mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính tại cụm số 3 và cụm số 4.
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Các địa phương thuộc cụm số 1 và số 2 bắt đầu triển khai thu thập mẫu ADN cho mẹ liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ chưa xác định danh tính tại Hà Tĩnh từ ngày 23/3/2025.
Công an Hà Tĩnh triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính giúp sớm hình thành được ngân hàng gen đối chứng với những mộ phần khuyết danh.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Trần Nhật Tân đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát; thường xuyên kiểm tra, giám sát công trình để đảm bảo chất lượng.
Thành lập các tổ thợ nề cựu chiến binh, xây dựng quỹ 1.000 đồng là những cách làm được hội viên Hội Cựu chiến binh Hà Tĩnh triển khai nhằm chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Hiện các quy định về tiền lương cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp đều gắn với các đơn vị hành chính. Do đó, song song với sắp xếp sáp nhập các tỉnh, xã cũng sẽ phải điều chỉnh các quy định này.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; đây cũng là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của Hà Tĩnh.
Trong 30 đơn vị nợ đóng các loại bảo hiểm số tiền lớn và thời gian nợ kéo dài vừa được BHXH Hà Tĩnh công bố, có 29 đơn vị chưa nộp giảm nợ và bổ sung thêm 1 đơn vị.
Với phương châm: “Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân chủ động, cộng đồng giúp đỡ”, năm 2025, TX Hồng Lĩnh đặt mục tiêu xây mới và sửa chữa 35 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo...
Một người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng vừa thuộc diện thu nhập thấp theo tiêu chí nhà ở xã hội nhưng lại phải đóng thuế thu nhập cá nhân, cho thấy sự chồng chéo và khoảng trống chính sách.
Nguồn kinh phí góp phần giúp cấp ủy, chính quyền và người dân Hà Tĩnh triển khai hiệu quả mục tiêu chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn trong năm 2025.
Nguồn kinh phí sẽ được phân bổ về các địa phương để kịp thời hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xây mới, sửa chữa nhà ở theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Hà Tĩnh.
Thủ tướng Chính phủ quyết định phân bổ sử dụng nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội cho biết việc giảm thuế doanh nghiệp cho báo chí đã được nhiều đại biểu đề cập, Bộ trưởng Tài chính cũng 2 lần nói tiếp thu nhưng đến nay vẫn chưa thấy tiếp thu.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có Công văn 444/BHXH-TCCB hướng dẫn triển khai chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Các chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy các bộ, ngành; quy định mới về chế độ bảo hiểm xã hội với dân quân thường trực là hai trong số những chính sách mới nổi bật có hiệu lực kể từ tháng 3/2025.
Chương trình tập huấn của ngành thuế nhằm hỗ trợ giám đốc, kế toán các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh thực hiện quyết toán thuế và nắm bắt chính sách thuế mới năm 2025.
Bộ Nội vụ cho biết đang xây dựng Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng chính sách vượt trội đối với chuyên gia cao cấp tại các cơ quan tham mưu ở Trung ương.
Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Trong 30 đơn vị nợ đóng các loại bảo hiểm số tiền lớn và thời gian nợ kéo dài vừa được BHXH Hà Tĩnh công bố, có 24 đơn vị chưa nộp giảm nợ hoặc giảm một phần rất nhỏ và bổ sung thêm 5 đơn vị.
Sở Nội vụ Hà Tĩnh ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ.