Hàng chục hộ dân tự ý đắp hồ nuôi tôm trên kênh tách nước, phân lũ ở TX Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Hàng chục hộ dân ở tổ dân phố Hòa Lộc, phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tự ý huy động máy móc đắp hồ nuôi thủy sản trái phép, gây ảnh hưởng tới tiến độ dự án.

Hàng chục hộ dân tự ý đắp hồ nuôi tôm trên kênh tách nước, phân lũ ở TX Kỳ Anh

Tuyến kênh qua địa bàn phường Kỳ Trinh thuộc dự án hệ thống tách nước, phân lũ, phòng chống ngập úng có chiều dài 2.860m.

Dự án hệ thống tách nước, phân lũ, phòng chống ngập úng cho các xã phía Nam Kỳ Anh do Ban Quản lý dự án đầu tư khu vực Khu kinh tế Hà Tĩnh (Ban Quản lý dự án Khu kinh tế tỉnh) làm chủ đầu tư, với số vốn hơn 886 tỷ đồng. Đơn vị thi công là Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Nga Sơn - đóng tại phường Bắc Hồng, TX Hồng Lĩnh.

Mục tiêu của dự án là thoát nước cho gần 80 km2 diện tích lưu vực sườn đông dãy Hoành Sơn, hạn chế khả năng ngập lụt khu vực gần dự án Formosa và các cụm dân cư trên quốc lộ 1A đoạn qua TX Kỳ Anh.

Hàng chục hộ dân tự ý đắp hồ nuôi tôm trên kênh tách nước, phân lũ ở TX Kỳ Anh

Đến nay, đơn vị thi công đã cơ bản hoàn thành việc đào đất lòng kênh đoạn đã được giải phóng mặt bằng.

Tuyến kênh qua địa bàn phường Kỳ Trinh thuộc dự án hệ thống tách nước, phân lũ, phòng chống ngập úng cho các xã vùng phía Nam Kỳ Anh (giai đoạn 2, 3) từ cầu Tây Yên đến đê Hòa Lộc có chiều dài 2.860m. Đến cuối năm 2015, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư TX Kỳ Anh đã bàn giao một phần mặt bằng nằm ở đoạn giữa tuyến thuộc phường Kỳ Trinh có chiều dài 2.362m.

Sau khi được bàn giao mặt bằng, đơn vị thi công đã triển khai thi công đồng bộ các hạng mục công trình; cơ bản hoàn thành việc đào đất lòng kênh và tiến hành lát mái kênh.

Hàng chục hộ dân tự ý đắp hồ nuôi tôm trên kênh tách nước, phân lũ ở TX Kỳ Anh

Một số đoạn kênh đã được đơn vị thi công lát mái.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công, một số hộ dân trên địa bàn đã tự ý lấn chiếm, đắp hồ nuôi thủy sản trên phần lòng kênh đã được giải phóng mặt bằng, gây khó khăn, cản trở tiến độ thực hiện dự án.

Giám đốc Ban Quản lý dự án Khu kinh tế tỉnh Nguyễn Văn Khoa cho biết: Ngày 2/10/2019, Ban nhận được báo cáo của nhà thầu về việc có 6 hộ dân lấn chiếm lòng kênh đắp hồ nuôi thủy sản trong phạm vi đã giải phóng mặt bằng của dự án. Chúng tôi đã làm việc với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư TX Kỳ Anh, UBND phường Kỳ Trinh và các hộ dân nhằm đưa ra biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời việc lấn chiếm trên. Tuy nhiên, mọi việc vẫn “dẫm chân tại chỗ”, thậm chí diện tích lòng kênh bị các hộ dân lấn chiếm trái phép ngày càng tăng".

Hàng chục hộ dân tự ý đắp hồ nuôi tôm trên kênh tách nước, phân lũ ở TX Kỳ Anh

Một số hộ dân phường Kỳ Trinh lấn chiếm lòng kênh, đắp hồ lót bạt nuôi tôm.

Những ngày này, trên tuyến kênh của dự án đoạn qua tổ dân phố Hòa Lộc, một số hộ dân vẫn đang huy động máy móc đắp hồ lót bạt để nuôi tôm. Ông Lê Quang Huỳnh – Bí thư chi bộ tổ dân phố Hòa Lộc thông tin: Việc người dân lấn chiếm tuyến kênh đã được giải phóng mặt bằng để đào hồ nuôi tôm bắt đầu diễn ra từ cuối năm ngoái. Thời gian gần đây, sau khi đơn vị thi công rút máy móc, công nhân ra khỏi công trường, các hộ dân lấn chiếm ồ ạt hơn. Theo ước tính ban đầu, có khoảng hơn 50 hộ đã ra khu vực tuyến kênh của dự án để đắp hồ nuôi tôm".

Hàng chục hộ dân tự ý đắp hồ nuôi tôm trên kênh tách nước, phân lũ ở TX Kỳ Anh

Dù Ban Quản lý dự án Khu kinh tế tỉnh đã nhiều lần làm việc, báo cáo với các cấp chính quyền nhưng ngay trong chiều 24/6, việc người dân huy động máy móc lấn chiếm kênh dự án vẫn tiếp tục diễn ra.

Theo ông Nguyễn Huy Đông – Chủ tịch UBND phường Kỳ Trinh: “Việc xâm phạm tuyến kênh thuộc dự án hệ thống tách nước, phân lũ, phòng chống ngập úng xảy ra trên địa bàn, chúng tôi đã lập biên bản và báo cáo lên UBND thị xã Kỳ Anh để cho phương án giải quyết. Tuy nhiên, do người dân lấn chiếm ồ ạt, trên diện tích lớn nên việc xử lý rất khó. Rất mong có sự chỉ đạo trực tiếp từ cấp trên và sự vào cuộc của các ngành chức năng, phối hợp giải quyết một cách thấu đáo”.

Hàng chục hộ dân tự ý đắp hồ nuôi tôm trên kênh tách nước, phân lũ ở TX Kỳ Anh

Kiểm đếm sơ bộ, có khoảng 50 hộ dân đã đào hồ nuôi tôm trái phép trên tuyến kênh của dự án.

Giám đốc Ban Quản lý dự án Khu kinh tế tỉnh Nguyễn Văn Khoa cho biết: Sự việc hàng chục hộ dân ở phường Kỳ Trinh lấn chiếm tuyến kênh đã được giải phóng mặt bằng thuộc dự án hệ thống tách nước, phân lũ, phòng chống ngập úng, chúng tôi đã nhiều lần báo cáo lên UBND thị xã Kỳ Anh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vẫn chưa có giải pháp giải quyết triệt để nào từ các cấp chính quyền của thị xã. Rất mong UBND thị xã Kỳ Anh, chính quyền phường Kỳ Trinh kịp thời vào cuộc, quyết liệt ngăn chặn, cưỡng chế trả lại mặt bằng để tạo thuận lợi cho nhà thầu tiếp tục thi công công trình.

Chủ đề Giải phóng mặt bằng

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Bàn giải pháp phát triển kinh tế số Hà Tĩnh

Bàn giải pháp phát triển kinh tế số Hà Tĩnh

Theo các chuyên gia, để phát triển kinh tế số toàn diện tại Hà Tĩnh cần sự phối hợp chính quyền, doanh nghiệp, người dân; ưu tiên hạ tầng số, dữ liệu lớn và nhân lực số.