Hạnh phúc là khi tôi được làm tình nguyện viên!

(Baohatinh.vn) - Có người bảo tôi rằng “Mày khuyết tật thế kia thì làm tình nguyện được cho ai”. Rồi có người lại nghĩ “Hắn đi làm tình nguyện để nhận được sự thương hại”. Bỏ ngoài tai những lời nói đó, tôi cùng các bạn tình nguyện viên vẫn miệt mài với công việc bằng cả trái tim.

Hạnh phúc là khi tôi được làm tình nguyện viên!

Hàng trăm chiếc xe đạp được trao tặng học sinh nghèo từ sự kết nối của Lê Thái Bình

Tôi là Lê Thái Bình, 33 tuổi, sinh ra trong một gia đình rất nghèo ở xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh). Tôi bị nhiễm chất độc màu da cam từ ông nội. Chân tay tôi lèo khoèo, phát âm không rõ, gằn từng chữ một. Tôi phải dựa vào chiếc xe ba bánh để đi lại. Đến năm mười hai tuổi tôi mới chập chững những bước đi đầu đời và cắp sách tới trường. Tôi học đến lớp 5 thì phải ngừng vì sức khỏe quá yếu.

Hạnh phúc là khi tôi được làm tình nguyện viên!

Hội từ thiện xây dựng tủ sách ở Trường Tiểu học Kỳ Lạc (Kỳ Anh).

Tuổi thơ của tôi là những tháng ngày vật lộn với những nỗi đau bệnh tật và buồn tủi. Bởi vậy, với tôi, hạnh phúc là khi được giống như người bình thường.

Hồi còn nhỏ, các anh chị sinh viên tình nguyện thường xuyên đến thăm tôi, họ đã mang đến cho tôi tình yêu thương, sự đồng cảm và chia sẻ giúp tôi phá bỏ được nỗi mặc cảm, tự ti.

Tôi có khao khát cháy bỏng sau này lớn được một lần khoác lên mình chiếc áo màu xanh tình nguyện để đi giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn hơn mình. Tôi cứ nghĩ điều ước ấy chẳng bao giờ thành sự thật, bởi tôi lo cho mình còn vất vả huống hồ đi giúp người khác.

Hạnh phúc là khi tôi được làm tình nguyện viên!

Trẻ em vùng khó khăn được nhóm từ thiện của Bình tổ chức các chương trình ý nghĩa.

Và rồi, công nghệ thông tin đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi đã tự học hỏi, tìm tòi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc của một tình nguyện viên để một ngày hiện thực hóa ước mơ lâu nay của mình.

Vì đam mê tình nguyện cùng với mong muốn chia sẻ niềm vui cho những người đồng cảnh ngộ, năm 2013, tôi đã mạnh dạn lên trang mạng xã hội facebook khởi xướng thành lập ra nhiều đội nhóm thiện nguyện như: Đội tình nguyện Kỳ Anh, Nhóm hướng thiện từ trái tim. Tôi kêu gọi, kết nối các bạn trẻ yêu quê hương để tổ chức các chương trình thiện nguyện nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Lời kêu gọi của tôi đã nhận được sự chia sẻ, đồng cảm của nhiều bạn trẻ, thắp nên ngọn lửa tình nguyện nơi vùng quê nghèo. Qua gần 8 năm hoạt động, các tổ chức thiện nguyện của tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng đợt hoạt động, phù hợp với đặc thù, tính chất và yêu cầu thực tiễn. Việc huy động nguồn lực từ xã hội để tổ chức các hoạt động được thực hiện một cách bài bản, hài hòa giữa nhu cầu, lợi ích của các bên liên quan.

Hạnh phúc là khi tôi được làm tình nguyện viên!

Đợt lũ lụt năm 2020, Thái Bình cùng nhóm từ thiện đi trao cứu trợ ở Quảng Bình.

Đội nhóm của tôi đã huy động được nguồn kinh phí, ngày công với tổng trị giá gần 2 tỷ đồng. Các hoạt động hướng về các vấn đề an sinh xã hội, vì cuộc sống cộng đồng, giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, gia đình chính sách, trẻ em vùng cao.

Khi trở thành tình nguyện viên, được khoác lên mình chiếc áo màu xanh thanh niên là lúc tôi đã chiến thắng được bản thân mình. Tôi cũng hiểu được rằng, mình cần phải mang nhiều tình yêu thương và hạnh phúc đến với những người kém may mắn hơn. Và với riêng tôi, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tôi phải đương đầu với nhiều áp lực, cái nhìn hiếu kỳ, dị nghị của người đời.

Hạnh phúc là khi tôi được làm tình nguyện viên!

Những hoàn cảnh khó khăn được Bình và nhóm từ thiện hỗ trợ.

Có người bảo tôi rằng “Mày khuyết tật thế kia thì làm tình nguyện được cho ai”. Rồi có người lại nghĩ “Hắn đi làm tình nguyện để nhận được sự thương hại”. Nhưng nhờ sự động viên của bạn bè, tôi bỏ ngoài tai những lời nói đó để cùng các bạn tình nguyện viên miệt mài với việc trao yêu thương bằng tất cả trái tim và nhiệt huyết.

Cũng từ đây tôi được gặp những người bạn, người anh chị em tốt. Chúng tôi như anh em một nhà chung nhiệt huyết trên hành trình thiện nguyện; cùng san sẻ cho nhau cái bánh mì, hộp sữa, chai nước rồi cùng nhau cất vang lời bài hát “Dấu chân tình nguyện” trên những nẻo đường quê.

Khi con người ta biết mở lòng cho đi yêu thương ta sẽ nhận lại được rất nhiều hạnh phúc. Với tôi, tình nguyện không chỉ là sự sẻ chia mà còn nhận lại nhiều niềm hạnh phúc lớn lao.

Lê Thái Bình là 1 trong 64 người khuyết tật tiêu biểu cả nước được tôn vinh, trao giải “Tỏa sáng nghị lực Việt” do Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức năm 2020.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.