Hấp dẫn món giò lụa ngũ sắc chuẩn OCOP 3 sao

(Baohatinh.vn) - Xây dựng giò lụa ngũ sắc Cao Thủy đạt chuẩn OCOP 3 sao, vợ chồng anh Trương Xuân Cao - Nguyễn Thị Thủy (thôn Bình Lý, xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) tự tin hơn trên hành trình đưa sản phẩm ra “biển lớn”.

Video: Cận cảnh quy trình làm giò lụa ngũ sắc đạt chuẩn OCOP ở Hà Tĩnh

Sau nhiều năm làm việc tại miền Nam, năm 2013, chị Nguyễn Thị Thủy (SN 1984) và chồng là anh Trương Xuân Cao (SN 1984, trú tại thôn Bình Lý, xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) trở về quê lập nghiệp với món giò chả. Sau một thời gian, nhận thấy, nếu chỉ làm giò chả truyền thống thì chưa tạo điểm nhấn riêng cho thương hiệu, vợ chồng chị Thủy đã quyết định nghiên cứu, học tập để làm giò lụa ngũ sắc.

Để hiện thực hóa dự định trên, anh Cao đã tìm kiếm thông tin trên mạng rồi vào lại miền Nam học hỏi công thức, cách chế biến sản phẩm. Năm 2021, khi đã vững tin vào tay nghề, vợ chồng chị Thủy bắt tay thực hiện món giò lụa ngũ sắc Cao Thủy và đưa sản phẩm ra thị trường.

Hấp dẫn món giò lụa ngũ sắc chuẩn OCOP 3 sao

Nguyên liệu cơ bản để làm nên giò lụa ngũ sắc Cao Thủy.

Giò lụa ngũ sắc được làm chủ yếu bằng thủ công với nguyên liệu chính là giò sống cùng các loại rau củ khác. Một khoanh giò lụa ngũ sắc Cao Thủy gồm thịt giò lụa mềm mịn, trứng muối béo ngậy, đậu Hà Lan xốp mềm, vị ngọt thanh từ cà rốt hòa quyện cùng mùi thơm của mộc nhĩ, nấm hương và cả lớp trứng chiên vàng phía ngoài, tất cả kết hợp lại làm nên hương vị đặc biệt và tạo sự cuốn hút cho sản phẩm.

Theo anh Cao, để có được sản phẩm giò lụa ngũ sắc đạt chuẩn thì khâu chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng. Nguyên liệu làm giò luôn phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Thịt lợn và các loại trứng, rau củ… đều được lấy từ các cửa hàng nông nghiệp sạch trên địa bàn.

Để xây dựng thương hiệu và đưa giò lụa ngũ sắc Cao Thủy đến với khách hàng, vợ chồng chị Thuỷ đã mạnh dạn đầu tư hơn 300 triệu đồng mua sắm các loại máy móc, thiết bị nhằm tạo ra quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hấp dẫn món giò lụa ngũ sắc chuẩn OCOP 3 sao

Quy trình sản xuất của giò lụa ngũ sắc Cao Thủy đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chị Thủy chia sẻ: “Với mong muốn sản phẩm được nhiều người biết đến, bên cạnh việc đầu tư máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm, chúng tôi luôn xác định vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm phải đặt lên hàng đầu, kiên quyết nói không với hàn the, chất phụ gia. Không chỉ giò lụa ngũ sắc mà các sản phẩm khác như giò lụa, giò lắt đều được kiểm tra chặt chẽ nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra để giữ uy tín với khách hàng”.

Hấp dẫn món giò lụa ngũ sắc chuẩn OCOP 3 sao

Giò lụa ngũ sắc Cao Thủy đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Sau 2 năm sản xuất giò lụa ngũ sắc, vợ chồng chị Thủy đã mạnh dạn đăng ký tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) để khẳng định chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ. Tháng 5/2023, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP TP Hà Tĩnh đã công nhận OCOP 3 sao đối với sản phẩm giò lụa ngũ sắc Cao Thủy, tạo tiền đề đưa sản phẩm ra “biển lớn”.

Được biết, mỗi tháng, cơ sở sản xuất của vợ chồng chị Thủy bán ra thị trường khoảng 2 tấn giò; trong đó, món giò lụa ngũ sắc chiếm khoảng 30%. Với giá bán 220.000 đồng/kg giò lụa ngũ sắc, trung bình mỗi tháng, cơ sở thu về hơn 130 triệu đồng, lợi nhuận sau khi trừ chi phí khoảng 30 triệu đồng.

Hấp dẫn món giò lụa ngũ sắc chuẩn OCOP 3 sao

Anh Cao dự định đầu tư thêm máy móc nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Là khách hàng đã sử dụng sản phẩm giò lụa ngũ sắc, anh Nguyễn Văn Long (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên) cho biết: "Tại địa phương, giò lụa ngũ sắc là món khá mới mẻ. Tôi thấy giò lụa ngũ sắc Cao Thủy rất khác biệt với các loại giò khác, có mùi thơm rất riêng, màu sắc bắt mắt. Đặc biệt, khi sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao đã giúp người tiêu dùng yên tâm về chất lượng".

Nói về dự định sắp tới, chị Thủy chia sẻ: “Tôi sẽ đầu tư mua thêm các trang thiết bị máy hiện đại để giảm chi phí nhân công, tối ưu hóa quá trình sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn giữ được chất lượng cũng như đảm bảo các yếu tố an tòan vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm tới gần hơn người tiêu dùng”.

Hấp dẫn món giò lụa ngũ sắc chuẩn OCOP 3 sao

Sự mới lạ, đẹp mắt của giò lụa ngũ sắc Cao Thủy đã giúp sản phẩm được nhiều người tiêu dùng đón nhận.

Đánh giá về sản phẩm giò lụa ngũ sắc Cao Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Bình Trần Huy Tiến cho biết: “Khác với giò lụa truyền thống, món giò lụa ngũ sắc của vợ chồng anh Cao - chị Thủy đã tạo điểm khác biệt trong hình thức và hương vị của sản phẩm. Từ những thành công bước đầu của sản phẩm giò lụa ngũ sắc, địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ gia đình chị Thủy trong việc phát triển, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng gần xa".

Chủ đề Món ngon Hà Tĩnh

Đọc thêm

Chả cá lá trơng ven sông Lam, ăn một lần nhớ mãi

Chả cá lá trơng ven sông Lam, ăn một lần nhớ mãi

Vị ngọt, béo của cá sông Lam kết hợp với vị cay và mùi thơm đặc trưng của lá trơng do anh Võ Công Niên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chế biến đã tạo nên hương vị rất hấp dẫn, khó quên cho những ai đã một lần thưởng thức.
Bánh mướt tráng tay Hà Tĩnh - ăn là nhớ

Bánh mướt tráng tay Hà Tĩnh - ăn là nhớ

Hơn 30 năm qua, hàng bánh mướt tráng tay trên bếp củi của bà Phạm Thị Hạnh (hay còn gọi là bà Hạnh Sim, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) vẫn luôn quyến rũ thực khách bởi bánh mướt dẻo, thơm, mềm mượt, quấn bên ngoài chiếc ram nóng hổi giòn rụm.
Cao điểm trả đơn bánh chưng làng Khoóng

Cao điểm trả đơn bánh chưng làng Khoóng

Thời điểm này, các hộ gia đình ở làng Khoóng (tổ dân phố Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đang tất bật gói hàng nghìn chiếc bánh chưng để phục vụ thị trường dịp tết Nguyên đán.
Cận cảnh loài cà cuống được nuôi ở vùng đất Hà Tĩnh

Cận cảnh loài cà cuống được nuôi ở vùng đất Hà Tĩnh

Tưởng chừng, loài cà cuống là đặc sản các vùng quê trước đây đã biến mất. Thế nhưng, giờ đây cà cuống đã được người dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) nuôi thành công, cứu vãn loài côn trùng này và món ăn đặc sản nức tiếng từ thời xa xưa.
Bánh đùm, bánh đúc - thơm dẻo món quê Hà Tĩnh

Bánh đùm, bánh đúc - thơm dẻo món quê Hà Tĩnh

Bánh đùm, bánh đúc là món bánh dân dã được truyền lại từ nhiều thế hệ trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Sự cầu kỳ, khéo léo, tinh tế của người làm bánh khiến những người đi xa luôn nhớ về hương vị quê nhà.
Thơm “nức mũi” món cá lóc nướng lá sim ở vùng núi Hà Tĩnh

Thơm “nức mũi” món cá lóc nướng lá sim ở vùng núi Hà Tĩnh

Dù chỉ là món ăn dân dã nhưng cá lóc nướng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) lại khiến nhiều người mê bởi sự đặc trưng từ nguyên liệu, cách chế biến. Vị ngọt của cá hòa quyện cùng hương thơm của các loại rau rừng khiến món ăn này trở nên nổi tiếng trong hàng chục năm qua.
Về “thủ phủ” trám đen ở Hà Tĩnh

Về “thủ phủ” trám đen ở Hà Tĩnh

Gần 200 hộ dân sở hữu hơn 550 gốc, xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) được coi là “thủ phủ” của trám đen. Thời điểm này, người dân đang vào mùa thu hoạch nên không khí luôn rộn ràng.
Thơm ngon gà ủ muối “Made in Hà Tĩnh”

Thơm ngon gà ủ muối “Made in Hà Tĩnh”

Sự độc đáo, thơm ngon từ món gà ủ muối của Công ty CP Xây dựng và Dịch vụ thương mại Sông La (tổ dân phố 8, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã giúp sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, mở ra nhiều cơ hội phát triển thị trường.
Khoai xéo Hà Tĩnh - Đi xa lại muốn tìm về

Khoai xéo Hà Tĩnh - Đi xa lại muốn tìm về

Khoai xéo - món ăn được chế biến dân dã từ khoai khô, đậu, lạc... đã trở thành món ngon quen thuộc với người dân Hà Tĩnh, khiến những người con bao năm xa quê muốn tìm về để lưu giữ chút hương vị của tuổi thơ.
Theo chân ngư dân mang mực nhảy Vũng Áng vào bờ

Theo chân ngư dân mang mực nhảy Vũng Áng vào bờ

Mực nhảy Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ngon nức tiếng nhờ hương vị đậm đà khác biệt. Để giữ được vị ngon, ngọt, giòn của những chú mực nhảy, người dân ở đây đã phải rất kỳ công.