Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát gồm những công ty nào?

Chiều 5-3, phiên tòa xét xử vụ Vạn Thịnh Phát tiếp tục làm việc. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM đang công bố cáo trạng.

Đại diện viện kiểm sát đang công bố cáo trạng - Ảnh: HOÀNG HÙNG
Đại diện viện kiểm sát đang công bố cáo trạng - Ảnh: HOÀNG HÙNG

Chiều 5-3, đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã công bố cáo trạng truy tố bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo khác trong vụ án sai phạm xảy ra tại Vạn Thịnh Phát.

Vậy Vạn Thịnh Phát do bà Lan làm chủ gồm những tổ chức nào, hoạt động ra sao mà bà Lan đã chiếm đoạt cả trăm ngàn tỉ?

SCB là công cụ cấp vốn cho hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát

Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có trụ sở tại số 193-203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM.

Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, vốn điều lệ 13.000 tỉ đồng, người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc là bà Trương Huệ Vân (cháu gái bà Trương Mỹ Lan), chủ tịch hội đồng quản trị là bà Trương Mỹ Lan.

Công ty này gồm có 4 cổ đông, sở hữu cổ phần là bà Trương Mỹ Lan 60%, bà Elizabeth Chu Yuet Han (Chu Duyệt Hằng - con gái bà Trương Mỹ Lan) 10%, bà Mary Chu Yuet Fan (Chu Duyệt Phấn - con gái bà Trương Mỹ Lan) 10%, Công ty cổ phần Emerald, đại diện là bà Trương Huệ Vân 20%.

Tòa nhà 193-203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM trước đây là trụ sở của Ngân hàng SCB - Ảnh: T.T.D.
Tòa nhà 193-203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM trước đây là trụ sở của Ngân hàng SCB - Ảnh: T.T.D.

Quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã thành lập, xây dựng hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước, được chia thành nhiều tầng lớp.

Trong đó, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giữ vai trò trung tâm, nắm giữ cổ phần, kiểm soát toàn bộ hoạt động của các công ty trong hệ sinh thái và thường không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh.

Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát đã thuê, nhờ hàng trăm cá nhân đứng tên đại diện pháp luật các công ty; được chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, gồm:

Nhóm định chế tài chính tại Việt Nam gồm: SCB, Công ty chứng khoán Tân Việt, Công ty CP đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú.

Trong đó SCB có vai trò đặc biệt quan trọng, được sử dụng như một công cụ tài chính để cấp vốn cho các công ty trong hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Bị cáo Trương Mỹ Lan (áo trắng) tại phiên tòa chiều 5-3 - Ảnh: HOÀNG HÙNG
Bị cáo Trương Mỹ Lan (áo trắng) tại phiên tòa chiều 5-3 - Ảnh: HOÀNG HÙNG

Nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phần lớn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn… đều là công ty có vốn điều lệ lớn, nắm cổ phần chi phối các công ty con, công ty thành viên, như: Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula vốn điều lệ 18.000 tỉ đồng, Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông vốn điều lệ 9.000 tỉ đồng…

Nhóm các công ty được gọi công ty "ma" tại Việt Namđược thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký hợp đồng hợp tác, thi công…

Mạng lưới công ty tại nước ngoài, bà Trương Mỹ Lan xây dựng mạng lưới nhiều công ty vỏ bọc, tại các vùng lãnh thổ, quốc gia 'thiên đường thuế' phục vụ hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài hoặc sử dụng danh nghĩa 'nhà đầu tư nước ngoài' để đứng tên cổ phần và quản lý nguồn vốn, tài sản của gia đình bà Trương Mỹ Lan tại nước ngoài

Có hàng nghìn công ty 'ma' để lập hồ sơ vay khống

Theo đó, một số công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, có hoạt động kinh doanh, tạo doanh thu gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Quản lý bất động sản Windsor; Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông; Công ty cổ phần Đầu tư Times Square Việt Nam; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng tiểu thủ công nghiệp Sài Gòn.

Những người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia phiên tòa - Ảnh: HOÀNG HÙNG
Những người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia phiên tòa - Ảnh: HOÀNG HÙNG

Ngoài ra còn các công ty như: Công ty TNHH MTV khách sạn quốc tế Thiên Phúc; Công ty TNHH Vinametric; Công ty cổ phần Bông Sen; Công ty TNHH Quản lý Sài Gòn Artisans; Công ty TNHH Sài Gòn Atelier; Công ty TNHH Coco & May; Công ty cổ phần Dấu Ấn V; Công ty cổ phần Dấu Ấn Việt Nam; Công ty cổ phần Eurasia Concept; Công ty cổ phần tư vấn đầu tư quốc tế Promana; Công ty TNHH The Recipe; Công ty cổ phần The Signature; Công ty Lavifood...

Đồng thời, hệ sinh thái này còn cóhàng nghìn công ty không có hoạt động sản xuất kinh doanh (công ty "ma") được bà Trương Mỹ Lan tổ chức, thành lập để phục vụ việc đứng tên các khoản vay khống, chuyển nhượng cổ phần…

Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến tháng 10-2022, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của Ngân hàng SCB (từ 85% đến 91,5% cổ phần), qua đó thao túng toàn bộ hoạt động của SCB, phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình.

Cơ quan điều tra xác định từ ngày 1-1-2012 đến ngày 31-12-2017, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 368 hồ sơ vay vốn để rút tiền của Ngân hàng SCB sử dụng vào các mục đích khác nhau.

Tính đến ngày 17-10-2022 còn dư nợ 132.000 tỉ đồng, không có khả năng thu hồi, gây hậu quả thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 64.600 tỉ đồng.

Từ ngày 9-2-2018 đến ngày 7-10-2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt của Ngân hàng SCB 304.000 tỉ đồng, gây thiệt hại 129.400 tỉ đồng là số tiền lãi phát sinh từ số tiền gốc chiếm đoạt.

tuoitre.vn

Đọc thêm

Những đồng tiền tội lỗi

Những đồng tiền tội lỗi

Mờ mắt trước khoản tiền công lớn từ vận chuyển thuê ma túy, bị cáo Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (Lào) đã tự khép lại cuộc đời bằng bản án tử hình do TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt.
Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Cho rằng chuyện vợ bán nghé không thông báo là thiếu tôn trọng chồng con, bị cáo Mai Văn Hà (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã nhẫn tâm xuống tay, tước đoạt mạng sống của người từng “đầu ấp tay gối”.
Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Để phòng ngừa tình trạng cháy nổ vào mùa hanh khô, Công an Hà Tĩnh đã tiếp tục đưa ra khuyến cáo để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao ý thức cảnh giác với "bà hoả".
Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cho hay, thời gian qua, một số người dân, doanh nghiệp trên địa bàn sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh trên nền tảng dịch vụ công trực tuyến đã nhận được cuộc gọi lừa đảo của các đối tượng.