Hoãn Hội nghị cấp cao Nam Á vì căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

Bộ Ngoại giao Pakistan ngày 30/9 thông báo, nước này đã hoãn tổ chức Hội nghị cấp cao Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), dự kiến diễn ra tại thủ đô Islamabad vào tháng 11 tới. Động thái của Pakistan diễn ra sau khi Ấn Độ tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị vì những căng thẳng giữa hai nước.

hoan hoi nghi cap cao nam a vi cang thang an do pakistan

Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan gia tăng thời gian gần đây. (Ảnh: AFP)

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết, mọi công tác chuẩn bị cho hội nghị đến nay đã được hoàn tất. Tuy nhiên Pakistan lấy làm tiếc về việc Ấn Độ quyết định cản trở tiến trình khi không tham dự Hội nghị cấp cao Nam Á lần thứ 19. Thời điểm tổ chức hội nghị sẽ sớm được công bố thông qua Nepal, nước đang giữ chức chủ tịch Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á.

Ấn Độ trước đó thông báo chính phủ nước này không thể tham dự hội nghị cấp cao Nam Á, nhấn mạnh tình trạng các vụ tấn công khủng bố qua biên giới gia tăng trong khu vực và việc một quốc gia can thiệp ngày càng nhiều vào công việc nội bộ của các nước thành viên đã tạo ra bầu không khí không thuận lợi để tổ chức thành công hội nghị ở Islamabad. Afghanistan, Bangladesh và Bhutan ngay sau đó cũng cho biết không thể tham dự cuộc họp.

Trong khi đó, tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ- Pakistan, tình hình vẫn chưa hạ nhiệt. Ấn Độ ngày 1/10 tiếp tục sơ tán người dân từ các ngôi làng gần khu vực biên giới với Pakistan tại bang phía bắc Punjab, một ngày sau khi tuyên bố tiến hành các vụ tấn công nhằm vào những địa điểm của khủng bố ở bên kia đường Ranh giới kiểm soát (LoC).

Chính phủ Pakistan ngay lập tức bác bỏ tuyên bố này, đồng thời khẳng định không dung thứ cho bất cứ hành động gây hấn nào từ phía Ấn Độ.

Cố vấn Thủ tướng Pakistan về các vấn đề ngoại giao Sartaj Aziz cho biết: “Đối với các vấn đề liên quan gần đây, chúng tôi luôn giải quyết theo con đường ngoại giao. Tuy nhiên, nếu họ đưa ra bất cứ hành động nào gây hấn nào, chúng tôi đều sẵn sàng phản ứng. Quân đội chúng tôi rất mạnh và chúng tôi biết cách để làm thế nào bảo vệ chính mình”.

Phía Ấn Độ được cho là đang cân nhắc một cuộc chiến kinh tế và thương mại để cô lập Pakistan. Theo quan chức Ấn Độ, mục tiêu của nước này là gây sức ép để buộc Pakistan phải thay đổi hành động của mình.

Thương mại chính thức giữa Ấn Độ và Pakistan hiện ở mức khiêm tốn là khoảng 2,6 tỉ USD trong năm 2014. Tuy nhiên thương mại không chính thức ước tính là gần 5 tỉ với các mặt hàng trang sức, đồ dệt may và máy móc xuất khẩu từ Ấn Độ thông qua nước thứ 3.

Trước những căng thẳng gia tăng, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết đang theo dõi tình hình chặt chẽ và hối thúc các bên kiềm chế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Toner cho biết: “Liên quan đến câu hỏi về phản ứng của chính phủ Pakistan và khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, tôi chỉ muốn nói rằng là các quốc gia sở hữu sức mạnh hạt nhân, các nước cần phải có trách nhiệm rõ ràng về việc kiềm chế sử dụng các loại vũ khí và tên lửa. Đó là thông điệp của chúng tôi trực tiếp gửi tới chính quyền Pakistan”.

Theo giới quan sát, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang phải đối mặt với sức ép chính trị trong nước liên quan đến những bước đi với Pakistan. Sau vụ tấn công đầu tháng này làm 18 binh lính Ấn Độ thiệt mạng tại kashmir, nhiều quan chức Ấn Độ kêu gọi chính phủ phải hành động để bảo vệ an ninh quốc gia.

Trên thực tế, Ấn Độ đã cố tìm cách hợp tác với Pakistan nhưng dường như Pakistan không đưa ra nỗ lực nào để buộc nhóm thực hiện vụ tấn công phải chịu trách nhiệm. Những điều này đang thử thách sự kiên nhẫn của Ấn Độ và nước này có thể sẽ có bước đi mạnh hơn nữa với nước láng giềng Pakistan trong thời gian tới.

Theo VOV

Đọc thêm

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Hamas sẵn sàng thả số con tin còn lại để chấm dứt cuộc chiến ở Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, người đứng đầu phái đoàn đám phán của Phong trào Hamas, ông Khalil Al-Hayya ngày 17/4 cho biết nhóm này sẵn sàng đàm phán ngay lập tức về một thỏa thuận để trao đổi tất cả các con tin còn lại như một phần của thỏa thuận rộng lớn hơn nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza.
Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Ngày 14/4, một trận bão cát lớn đã quét qua khu vực miền Trung và miền Nam Iraq, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và hoạt động hàng không. Theo thống kê ban đầu, hơn 1.800 người đã phải nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp.
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.
Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.