Hơn 2.000 doanh nghiệp “chấm điểm” sở, ngành, UBND cấp huyện

(Baohatinh.vn) - Năm 2023, DDCI Hà Tĩnh tiến hành đánh giá 24 sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND 13 huyện, thị, thành phố với quy mô khảo sát hơn 2.000 doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh.

Hơn 2.000 doanh nghiệp chấm điểm sở, ngành, UBND cấp huyện

Cán bộ Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh theo dõi hệ thống khảo sát.

DDCI là Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND huyện,thị, thành phố. DDCI Hà Tĩnh được thực hiện từ năm 2021 nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm điều hành của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Năm 2023 là năm thứ 2 Hà Tĩnh tiến hành khảo sát DDCI. Bà Ngô Bảo Ngọc - Trưởng phòng Hành chính tổng hợp, Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh cho biết: “Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về việc triển khai khảo sát Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND huyện, thị, thành phố năm 2023, Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh phối hợp với đơn vị tư vấn đã xây dựng hoàn thiện hệ thống khảo sát trực tuyến. Ngày 1/11, hệ thống đã chính thức mở tại địa chỉ https://ddcihatinh.vn/khao-sat.html để tiếp nhận ý kiến của các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh.

Hơn 2.000 doanh nghiệp chấm điểm sở, ngành, UBND cấp huyện

Hội nghị triển khai khảo sát Bộ chỉ số DDCI Hà Tĩnh năm 2023 diễn ra ngày 3/11 vừa qua.

Nhằm mang lại cái nhìn tổng quan về DDCI và hướng dẫn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cách thức tham gia khảo sát trực tuyến, ngày 3/11 vừa qua, Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai khảo sát Bộ chỉ số DDCI Hà Tĩnh. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị, thành phố cùng đông đảo doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tập trung đẩy mạnh truyền thông về cuộc khảo sát, Bộ chỉ số DCCI thông qua các tổ chức hội doanh nghiệp, doanh nhân; đăng tải thông tin trên website trung tâm...

Năm 2023, DDCI Hà Tĩnh tiến hành đánh giá 24 sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND 13 huyện, thị, thành phố với quy mô khảo sát hơn 2.000 doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh. Dưới sự giám sát của Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư tỉnh, việc tổ chức khảo sát được thực hiện bởi một đơn vị nghiên cứu độc lập là Công ty CP Bất động sản và Công nghệ Hải Nam.

Hơn 2.000 doanh nghiệp chấm điểm sở, ngành, UBND cấp huyện

Doanh nghiệp thực hiện khảo sát DDCI năm 2023.

Đến nay, qua gần 10 ngày mở hệ thống, đã có hơn 150 phiếu khảo sát từ các doanh nghiệp trên toàn tỉnh, trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hương Sơn, TP Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh, Nghi Xuân...

Ông Nguyễn Tiến Trình – Giám đốc Công ty CP Lữ hành Thành Sen (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Khảo sát DDCI có thể coi là một kênh thông tin để lắng nghe “tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp nhằm cải thiện chất lượng điều hành của các cơ quan Nhà nước của tỉnh. Chúng tôi thực hiện khảo sát một cách thực chất, khách quan với mong muốn, kỳ vọng đóng góp ý kiến đối với chính quyền địa phương và các sở, ngành trong việc nâng cao chất lượng điều hành và cải thiện môi trường kinh doanh tại địa phương”.

Hơn 2.000 doanh nghiệp chấm điểm sở, ngành, UBND cấp huyện

Tờ rơi tuyên truyền về các chỉ số thành phần và cách thức thực hiện khảo sát DDCI năm 2023.

Theo bà Ngô Bảo Ngọc, với hình thức khảo sát trực tuyến, doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh dễ dàng tham gia khảo sát, tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo tính chính xác, bảo mật tuyệt đối thông tin của đơn vị thực hiện khảo sát. Dự kiến, việc thu thập ý kiến doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sẽ diễn ra trong tháng 11 và tổng hợp, công bố kết quả vào cuối tháng 12/2023.

Hơn 2.000 doanh nghiệp chấm điểm sở, ngành, UBND cấp huyện

Kết quả của Bộ chỉ số DDCI là cơ sở để các sở, ngành, địa phương nâng cao chất lượng điều hành.

Với kết quả đánh giá khách quan từ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, DDCI năm 2023 sẽ là bộ chỉ số uy tín, minh bạch, là dữ liệu tham khảo để các sở, ngành, địa phương nhìn nhận những điểm mạnh, điểm hạn chế trong công tác điều hành kinh tế - xã hội, từ đó đề ra các giải pháp hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp và người dân.

Bộ chỉ số DDCI có 8 chỉ số thành phần đối với khối sở, ban, ngành gồm: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Tính năng động và hiệu lực; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Hỗ trợ doanh nghiệp; Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; Vai trò của người đứng đầu.

Đối với khối UBND cấp huyện ngoài 8 chỉ số tương tự như trên bổ sung thêm chỉ số thứ 9 là Tiếp cận đất đai.

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.