Tình hình sản xuất của Công ty CP Vinatex Hồng Lĩnh bị ảnh hưởng khi hơn 80% sản lượng sợi xuất trực tiếp đến các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc gặp khó.
Trong đó, 26,67% số doanh nghiệp dự báo hoạt động sản xuất tốt lên và 31,11% số doanh nghiệp tiếp tục hoạt động ổn định so với quý I năm nay. Các ngành có tình hình sản xuất, kinh doanh quý II khả quan gồm: sản xuất đồ uống; sản phẩm từ cao su; giấy và các sản phầm từ giấy; in ấn…
Bên cạnh đó, vẫn còn 42,22% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, tình hình sản xuất tiếp tục gặp khó khăn (quý I, có đến gần 69% doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất trong quý khó khăn hơn trước).
Thiếu nguyên vật liệu sản xuất vì hoạt động xuất nhập khẩu bị đình trệ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Ảnh tư liệu
Đồng thời, 4 yếu tố quan trọng là tính cạnh tranh của hàng trong nước đang ở mức cao, nhu cầu thị trường trong nước thấp, khó khăn về tài chính, thiếu nguyên liệu, nhiên - vật liệu được đánh giá sẽ tiếp tục có tác động và chi phối lớn đến khả năng phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Theo phân tích của Cục Thống kê Hà Tĩnh, nhìn chung, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong quý II được dự báo sẽ khởi sắc và có chuyển biến tích cực hơn so với quý I nhưng vẫn tiếp tục đà tăng trưởng thấp và thiếu ổn định do ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid–19,
Các ngân hàng đang nỗ lực đồng hành tốt nhất với khách hàng thiệt hại do dịch bệnh Covid -19.
Vì vậy, thời điểm này, các cấp chính quyền, đơn vị liên quan cần sớm triển khai nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp như gói hỗ trợ tín dụng; chính sách thuế; giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, giãn nợ ngân hàng; cho vay mới hoặc tái cấp hạn mức... để ổn định lại sản xuất, kinh doanh, “vượt” qua bão dịch.
Cùng với đó, theo các doanh nghiệp, việc kiểm soát, ngăn chặn được dịch bệnh Covid-19 sớm cũng được xem là yếu tố quan trọng then chốt để kinh tế phục hồi và quay lại quỹ đạo phát triển.