(Baohatinh.vn) - Bà con nông dân tại một số xã ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, tranh thủ thu hoạch sớm lúa xuân năm 2025.
Thời điểm này, nông dân xã Xuân Hội, Đan Trường, Xuân Phổ (Nghi Xuân)… đang tất bật thu hoạch lúa vụ xuân. Khắp các vùng trong huyện, bà con đang hết sức phấn khởi khi lúa xuân được mùa, năng suất cao. Ghi nhận tại các xứ đồng ở xã Xuân Hội, 2 chiếc máy gặt đập liên hợp đang phát huy hết công suất gặt lúa cho bà con nông dân. Vụ lúa xuân năm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Lan (thôn An Toàn Long, xã Xuân Hội) sản xuất 4 sào với các loại giống N24, XT28. Bà Lan phấn khởi: Mặc dù vùng đất này không chủ động nguồn nước tưới nhưng năm nay thời tiết thuận lợi, phòng trừ tốt sâu bệnh nên lúa cho năng suất ước đạt 2,8 tạ/sào. Sau một ngày, gia đình tôi đã thu hoạch được hơn 50% diện tích lúa vụ xuân. Niềm vui được mùa Sau khi gặt, lúa được máy đóng gói cẩn thận, bà con nông dân chỉ việc chất lên xe chở về nhà.
Ông Nguyễn Tiến Thành – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hội (bên phải) cho biết: Sản xuất vụ xuân ở đây không chủ động nguồn nước tưới, phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Bởi vậy, chính quyền địa phương chỉ đạo bà con nông dân từ đầu tháng 1/2025 tiến hành gieo cấy lúa xuân, vì thế thu hoạch sẽ sớm hơn 15 ngày so với các địa phương khác. Qua tìm hiểu, toàn xã Xuân Hội có tổng diện tích 153 ha lúa xuân. Đến thời điểm này, toàn xã đã thu hoạch được hơn 30% diện tích. Qua đánh giá bước đầu, năng suất lúa xuân của địa phương ước đạt trên 50 tạ/ha nên bà con nông dân rất phấn khởi. Cũng tranh thủ thời tiết thuận lợi, những ngày qua tại các xứ đồng ở xã Đan Trường, bà con nông dân cũng đang khẩn trương thu hoạch lúa xuân. Những bông lúa chín vàng óng ả, dày hạt, trĩu bông hiện đang đến kỳ thu hoạch.
Được biết, vụ xuân năm nay, toàn xã Đan Trường có tổng diện tích 250 ha, tăng 5 ha so với năm trước. Những ngày qua, chính quyền địa phương chỉ đạo bà con nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, lúa chín đến đâu, thu hoạch đến đó nhằm đảm bảo năng suất, sản lượng. Hiện, toàn xã Đan Trường đã thu hoạch được gần 40% diện tích, dự kiến hoàn thành trong khoảng 7 ngày tới nếu thời tiết thuận lợi. “Vụ lúa xuân năm nay gia đình tôi sản xuất 5 sào lúa N24. Giống này có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt, đợt mưa lớn vừa qua (11/5) lúa không bị đổ ngã. Hiện gia đình tôi đã thu hoạch được 4 sào, năng suất ước đạt gần 3 tạ/sào” - ông Trần Văn Dũng, thôn Thanh Văn Hải, xã Đan Trường cho hay. Qua đánh giá bước đầu, lúa xuân năm nay tại các xã Xuân Hội, Đan Trường, Xuân Phổ... ước đạt năng suất bình quân gần 5 tấn/ha. Thời tiết thuận lợi cho việc thu hoạch của bà con Nghi Xuân.
Video: Bà con nông dân vùng bãi ngang huyện Nghi Xuân thu hoạch lúa xuân
Vụ xuân 2025, toàn huyện Nghi Xuân gieo cấy 3.295 ha lúa, tăng 7% so với vụ xuân năm trước, năng suất dự kiến đạt bình quân đạt 56 tạ/ha. Đến thời điểm này, toàn huyện đã thu hoạch được gần 180 ha tại các xã: Xuân Hội, Đan Trường và Xuân Phổ.
Khi lúa chín, các địa phương cần tranh thủ thời tiết thuận lợi, tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân tập trung máy móc, nhân lực khẩn trương thu hoạch lúa xuân để tránh thời tiết bất thường, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa.
Ông Lê Anh Đức - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân
Với tinh thần khẩn trương và quyết tâm cao, đến nay, Hà Tĩnh đã hoàn thành thu thập thông tin, lập bảng kê gần 359.000 hộ phục vụ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.
Từ đầu năm đến nay, Hương Khê (Hà Tĩnh) thu được 214 triệu đồng tiền thuế xây dựng nhà ở tư nhân, trong đó, một số xã gần như không thu được nguồn này.
Vụ tôm xuân hè đang vào mùa thu hoạch, năng suất ổn định, giá bán cao hơn cùng kỳ năm trước. Diễn biến tích cực này góp phần mang lại lợi nhuận tốt cho người nuôi Hà Tĩnh.
Vải thiều được biết đến là loại trái cây đặc sản ở miền Bắc. Tuy nhiên, những năm gần đây, cây vải đã khẳng định được chỗ đứng trên vùng đất nắng gió xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Hàng trăm tàu thuyền của ngư dân đã khẩn trương vào các cảng và khu neo đậu tránh trú bão ở Hà Tĩnh để đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của bão số 1.
Người dân cùng các cấp, ngành ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang nỗ lực, đồng lòng khoanh nuôi, bảo vệ để làm giàu các cánh rừng tái sinh, giữ “lá phổi xanh” cho cuộc sống.
Vải thiều được trồng ở xã Kỳ Hoa (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch với năng suất cao, giá tốt. Dự kiến mỗi hộ trồng có thu về từ 40 triệu đồng trở lên.
Với đặc tính dễ nuôi, sức đề kháng tốt, nguồn thức ăn dễ kiếm, thời gian qua chị Hồ Thị Nhi ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên đã đầu tư mô hình nuôi dê và bước đầu mang lại hiệu quả.
Sau bài viết Nông dân Cẩm Bình như ngồi trên lửa vì lúa hữu cơ ST25 bị “ép giá”, Báo Hà Tĩnh tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân doanh nghiệp dừng liên kết với bà con nông dân.
Hà Tĩnh đang bước vào cao điểm gieo cấy lúa hè thu. Toàn tỉnh đang tập trung cao, chậm nhất ngày 15/6, 100% diện tích lúa hè thu sẽ được gieo cấy xong.
Nhiều nông dân ở Hà Tĩnh vẫn giữ thói quen sử dụng giống lúa liền vụ trong gieo cấy hè thu. Điều này làm giảm độ thuần giống và hạn chế khả năng chống chịu sâu bệnh.
Tất cả mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất muối giai đoạn 2022 – 2030 của Hà Tĩnh đều không đạt tiến độ và “giấc mơ” 12 nghìn tấn muối vào năm 2025 trở nên xa vời…
Trước yêu cầu cấp thiết của thời vụ hè thu, các địa phương tại Hà Tĩnh đang huy động tối đa nhân lực, máy móc, tập trung hoàn thành làm đất, xuống giống theo đúng kế hoạch đề ra.
Hà Tĩnh đang siết chặt kiểm tra chất lượng giống và vật tư nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trong sản xuất.
Việc chọn giống lúa có chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn ngày trở thành yếu tố quyết định thắng lợi ở vụ sản xuất lớn thứ hai trong năm của Hà Tĩnh.
5 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản Hà Tĩnh đạt hơn 18 nghìn tấn, tăng 4,16% so với cùng kỳ năm 2024, cho thấy sự phát triển tích cực của nghề đánh bắt hải sản.
Các diện tích sản xuất lúa hữu cơ tại Hà Tĩnh tiếp tục khẳng định ưu thế khi cho sản phẩm sạch, an toàn, năng suất cao và được doanh nghiệp thu mua ngay tại chân ruộng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 58-CT/TU ngày 3/6/2025 của BTV Tỉnh ủy cùng các công điện, văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về sản xuất vụ hè thu và các lĩnh vực nông nghiệp - môi trường.
Những vườn nho hạ đen tại hợp tác xã Nga Hải (xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã bước vào vụ thu hoạch. Đây là cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác.
Nhờ áp dụng quy trình chăm sóc theo hướng thâm canh phù hợp, sử dụng bộ giống chủ lực, các vùng sản xuất lạc xuân tại Hà Tĩnh đã bắt đầu cho thu hoạch với nhiều tín hiệu tích cực.
Tôi là Phạm Đăng Bình (61 tuổi), ở thôn Mỹ Trung, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Năm 2000, tôi xin nghỉ làm bảo vệ rừng tại BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và bắt đầu nghề cuốc (khai thác) nhựa thông.
6 tháng đầu năm, trên địa bàn Hà Tĩnh có hơn 1.000 con lợn chết do dịch tả lợn châu Phi. Dịch viêm da nổi cục trên trâu bò xảy ra tại 3 xã thuộc Nghi Xuân, Đức Thọ, Thạch Hà làm 7 con bò bị mắc bệnh, trong đó có 3 con chết.
Chăn nuôi nhỏ lẻ vốn chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn ở các tỉnh, thành hiện nay. Song, chăn nuôi nhỏ lẻ lại đang là nỗi đau đầu của các cơ quan quản lý. Những quy kết về sự thiếu ý thức của người nuôi là có căn cứ nhưng để thiết lập ý thức bằng các giải pháp quản lý thì hầu như lại đang bỏ ngỏ.
Với sự chủ động của cả hệ thống chính trị và bà con nông dân, vụ xuân 2025 đã giành thắng lợi lớn trên đồng ruộng, góp phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng 2,8% ngành nông nghiệp.
Việc thu gom rơm bằng máy không chỉ giảm được công lao động mà còn là giải pháp hữu hiệu giúp tận dụng phế thải sau thu hoạch, hạn chế được tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường ở Hà Tĩnh.