Hơn 96.000 thí sinh thi đánh giá năng lực

Hơn 96.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM đợt 1 năm 2024, lấy kết quả xét tuyển vào đại học.

Sáng 7/4, đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM được tổ chức với hơn 96.000 thí sinh đăng ký dự thi.

thi-sinh-3982.jpg
Võ Anh Thư, thí sinh tại điểm thi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM. Ảnh: Mạnh Tùng

Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 diễn ra tại 24 địa phương gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Thừa Thiên Huế, Bình Phước và Tây Ninh.

Tổng số điểm thi là 90; trong đó các địa phương có nhiều điểm thi, gồm TPHCM có 30 điểm, Khánh Hòa 8 điểm, Đồng Nai 7 điểm.

Thí sinh tại điểm thi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM được hướng dẫn vào phòng thi. Ảnh: Mạnh Tùng
Thí sinh tại điểm thi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM được hướng dẫn vào phòng thi. Ảnh: Mạnh Tùng

Theo ghi nhận tại các điểm thi, thí sinh có mặt từ rất sớm. Tại điểm thi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM (quận 5, TPHCM), từ 6h30h, hàng trăm thí sinh rải rác đến điểm thi.

Nhiều em tỏ ra thoải mái bởi đã đủ điều kiện trúng tuyển vào một số trường đại học theo phương thức xét tuyển sớm. Việc thi đánh giá năng lực nhằm tăng cơ hội vào các trường đại học tốp trên hoặc vào các ngành yêu thích.

Nhiều nhóm thí sinh là bạn học cùng trường THPT tụ tập, bàn luận về đề thi minh hoạ đánh giá năng lực, dự đoán về khả năng các câu hỏi sắp tới.Thí sinh chờ gọi tên vào phòng thi. Ảnh: Mạnh Tùng

Thí sinh Nguyễn Phạm Quốc Huy (quận 10) cho biết em đã cố gắng ôn thi để có thể đạt điểm tốt nhất nhằm xét vào ngành Marketing. Huy hy vọng sẽ đạt 900 điểm trong đợt thi đánh giá năng lực này.

Trong khi đó, Trần Quang Tuấn (ngụ quận Bình Thạnh) thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào ngành Y khoa của khoa Y (Đại học Quốc gia TP HCM). Với ước mơ trở thành bác sĩ, ngoài Khoa Y, Tuấn dự kiến đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Y Dược TPHCM, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. "Năm nay số lượng thí sinh tăng mạnh nên sự cạnh tranh càng lớn. Em khá hồi hộp", nam sinh chia sẻ.

Tại các điểm thi, 7h30, giám thị gọi tên thí sinh vào phòng thi, nghe phổ biến quy chế thi. Thí sinh làm bài từ 8h30-11h.

Thí sinh ngồi đúng vị trí theo hướng dẫn của giám thị. Ảnh: Mạnh Tùng
Thí sinh ngồi đúng vị trí theo hướng dẫn của giám thị. Ảnh: Mạnh Tùng

Theo công bố của Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo (Đại học Quốc gia TPHCM), trong số 96.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt 1, số lượng thí sinh đến từ TPHCM cao nhất với hơn 31.000 em; tiếp đó là Đồng Nai, Bình Định, Bình Dương.

Kỳ thi đánh giá năng lực chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: Sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.

Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Độ khó câu hỏi được chia theo 3 cấp độ: cấp độ 1 chiếm 30%, cấp độ 2 chiếm 40% và cấp độ 3 chiếm 30%.

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.

Bài thi chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh.

Năm nay, theo thông tin của Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo công bố, hơn 105 trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển một phần chỉ tiêu.

giaoducthoidai.vn

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.