Hương Khê chặn "chảy máu" rừng

(Baohatinh.vn) - Bằng những biện pháp mạnh tay, thời gian gần đây, tình trạng sẻ phát, phá rừng trái phép trên địa bàn huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) đang có chiều hướng giảm. Nhiều diện tích rừng đang phục hồi và phát triển tốt.

“Điểm nóng” một thời!

Hương Khê có 100.219 ha rừng và đất lâm nghiệp. Đây vừa là lợi thế trong phát triển kinh tế của địa phương nhưng cũng là điểm nóng gây "đau đầu" cho chính quyền và các ngành chức năng trên địa bàn.

Hương Khê chặn “chảy máu” rừng

Hạt Kiểm lâm Hương Khê phối hợp với cán bộ lâm nghiệp xã Lộc Yên, chủ rừng lên phương án bảo vệ rừng. Ảnh Đức Thiện

Tình trạng khai thác, tập kết, vận chuyển lâm sản trái phép thuộc lâm phần do chủ rừng Nhà nước quản lý diễn ra thường xuyên. Theo số liệu thống kê từ Hạt Kiểm lâm Hương Khê, từ năm 2017 trở về trước, trung bình mỗi năm, lực lượng kiểm lâm huyện phát hiện và xử lý trên 200 vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn...

Hương Khê chặn “chảy máu” rừng

Phút nghỉ chân của các lực lượng chức năng huyện Hương Khê trong một chuyến phối hợp tuần tra bảo vệ rừng.

Chưa hết, tình trạng người dân tự ý sẻ phát, lấn, chiếm rừng và đất lâm nghiệp trái phép để trồng keo, cây ăn quả... diễn ra tại hầu hết các địa phương trong huyện, với hàng chục vụ lớn nhỏ mỗi năm. Nhiều cuộc ra quân của chính quyền, các ngành chức năng, chủ rừng... trong huyện vẫn không giải quyết được, để kéo dài trong nhiều năm, gây hệ lụy không nhỏ cho địa phương, đơn vị liên quan và người dân trên địa bàn.

Nhiều tiểu khu tại các xã: Hòa Hải, Lộc Yên, Phương Mỹ, Hương Liên, Hương Lâm... và một số địa phương khác đã trở thành điểm nóng. Không ít cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng, thuộc các chủ rừng Nhà nước trên địa bàn huyện bị kỷ luật hoặc chuyển công tác vì... không giữ được rừng!

Mạnh tay xử lý

Để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, trước sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, chính quyền và các ngành chức năng trên địa bàn huyện Hương Khê đã chung tay vào cuộc mạnh mẽ.

Hương Khê chặn “chảy máu” rừng

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Hương Khê kiểm tra số gỗ vận chuyển trái phép vừa bị thu giữ.

“Không chỉ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, lực lượng chức năng các cấp đã tiến hành điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Qua đó, khởi tố, xét xử nghiêm minh nhiều vụ án, bị can, tạo được sức răn đe, giáo dục cao... không chỉ đối với người vi phạm mà cả trong từng cộng đồng dân cư” - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hương Khê Nguyễn Quang Hào cho hay.

Khó nhớ hết những vụ án được xét xử một cách nghiêm minh, đúng người, đúng hành vi phá rừng trái phép xẩy ra trên địa bàn Hương Khê trong những năm qua, nhưng hiện người dân địa phương đang rất quan tâm tới phiên tòa xét xử vụ án chặt phá 4,1 ha rừng tự nhiên tại Tiểu khu 229, xã Phú Gia (Hương Khê).

Được biết, đây là vụ phá rừng được phát hiện vào cuối năm 2015. Đối tượng thuộc rừng đã được UBND tỉnh có quyết định thu hồi từ Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Tiêm, giao cho UBND xã Phú Gia để thực hiện giao đất, giao rừng cho người dân, theo Đề án 3952 của UBND tỉnh.

Ông Nguyễn Xuân Liên (xóm 3, xã Phú Gia), bộc bạch: Mấy năm trước, tình trạng lén lút sẻ phát, phá rừng lấy đất trồng keo nguyên liệu tại địa phương vẫn diễn ra nhưng hiện nay đã giảm hẳn. Phần lớn người dân đã nhận thức được, số còn lại đã biết... sợ!

Hương Khê chặn “chảy máu” rừng

Nhiều diện tích rừng tự nhiên với cây bản địa trên địa bàn xã Hương Liên nhờ được chăm sóc, bảo vệ tốt nên đang phát triển nhanh.

Và điều này đã được thể hiện rất rõ qua số vụ phá rừng giảm dần hàng năm. Từ hàng chục vụ phá rừng/năm được phát hiện, xử lý của những năm trước đây, đến năm 2017, Hạt Kiểm lâm Hương Khê phát hiện, xử lý 8 vụ, với diện tích rừng thiệt hại là 8,84 ha.

9 tháng đầu năm 2018, đơn vị này chỉ phát hiện và xử lý 2 vụ phá rừng để lấy đất trồng keo, với diện tích 0,94 ha, thuộc trạng thái 1C, tại khoảnh 3, Tiểu khu 241B, xã Hương Xuân. Bước chuyển trên là kết quả của sự chung tay vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, ngành.

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Những người “gác cửa” pháp luật từ cơ sở

Những người “gác cửa” pháp luật từ cơ sở

Dù ở bất kỳ địa bàn nào, đội ngũ công chức phụ trách lĩnh vực tư pháp xã, phường tại Hà Tĩnh đều nỗ lực trở thành "cánh tay nối dài" của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được thực hiện một cách tốt nhất.
Tăng gấp đôi hình phạt tiền với 24 tội danh

Tăng gấp đôi hình phạt tiền với 24 tội danh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự nâng gấp 2 lần hình phạt tiền với 24 tội danh, tập trung vào nhóm tội về hàng giả, môi trường, an toàn thực phẩm, tham nhũng...
Người dân đăng ký xe thế nào từ 1/7?

Người dân đăng ký xe thế nào từ 1/7?

Người dân hoặc tổ chức có nhu cầu đăng ký xe ô tô, mô tô, xe máy chuyên dùng có thể được lựa chọn đăng ký xe tại Phòng CSGT hoặc bất cứ công an cấp xã nào trong địa bàn tỉnh, thành phố mà mình đang cư trú hoặc có trụ sở.
Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.