Hy hữu: Cứu sống và giữ thai thành công cho sản phụ bị suy tim, phồng động mạch chủ ngực

Các bác sĩ khoa Phụ sản Bệnh viện E vừa thực hiện ca mổ lấy thai chủ động cho một sản phụ vô cùng đặc biệt. Ở tuần thứ 11 của thai kỳ chị được phát hiện mắc hội chứng Marfan có biến chứng hở van tim động mạch chủ nặng, phồng động mạch chủ ngực, suy tim.

Điều đáng nói là để giữ được tính mạng, chị bắt buộc phải phẫu thuật thay van tim và thay đoạn động mạch chủ bị phồng. Nhưng việc này cũng đồng nghĩa với nguy cơ làm hỏng thai – mầm sống mà vợ chồng chị đã mong chờ khắc khoải. Và thật kỳ diệu, bằng trách nhiệm, lương tâm của mình, các bác sĩ Trung tâm tim mạch bệnh viện E đã không chỉ chữa lành trái tim lỗi nhịp cho chị mà con mang đến cho chị cả một bầu trời hạnh phúc.

hy huu cuu song va giu thai thanh cong cho san phu bi suy tim phong dong mach chu nguc

Cháu Lê Doãn Núi chào đời khỏe mạnh nhờ sự dũng cảm của người mẹ và sự tận tâm của các thầy thuốc (ảnh N.H)

Gặp chị Nguyễn Thị Quảng bệnh nhân đặc biệt ở phòng sau sinh, dường như việc trải qua một ca phẫu thuật cũng không thể làm bớt đi niềm vui, niềm hạnh phúc khi được nhìn thấy cậu con trai bé bỏng đang nằm bên cạnh mình. Chị Quảng tâm sự, chị quê ở Nghệ An lấy chồng ở Thanh Hoá ở quê nghèo khó quá, hai vợ chồng dắt díu nhau lên Hà Nội làm thợ hồ để có thêm thu nhập, từ bé đến giờ chị không biết và cũng không nghĩ mình bị mắc bệnh tim. Chỉ đến khi mang thai được gần 3 tháng thì thấy tức ngực, khó thở. Chị được người thân đưa vào Bệnh viện E và tại đây chị được bác sĩ phát hiện mắc hội chứng Marfan - một trong bệnh lý gây tổn thương tim nặng nề.

Chị nhớ lại, “khi đó các bác sĩ tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện E đã thông báo nguy cơ, tình trạng bệnh tim mạch ảnh hưởng đến tính mạng cả mẹ và con. Nghe xong, vợ chồng em chỉ biết ôm nhau khóc. Chúng em lấy nhau muộn, mong mỏi có con bây giờ có rồi, vì mạng sống của mình mà hi sinh mạng sống của con thì khổ tâm lắm. Hai vợ chồng cứ suy đi tính lại mà không biết làm thế nào. Cuối cùng, em quyết định trình bày nguyện vọng với các bác sĩ là muốn giữ thai. Rồi em được gặp Giáo sư Thành, bác sĩ Hựu… các bác sĩ hiểu,chia sẻ về khát khao của vợ chồng em. Khi thai được 16 tuần tuổi, em bước lên bàn mổ phẫu thuật tim, may mắn là sau ca phẫu thuật đó con em vẫn khoẻ mạnh. Rồi tiếp những ngày tháng còn lại em thường xuyên phải đến viện tái khám và kiểm tra sức khoẻ. Mỗi lần lên viện khám, em đều nhận được sự quan tâm ân cần của các bác sĩ ở hai khoa Sản và Trung tâm tim mạch. May mắn và hạnh phúc thay cháu đã chờ được đến 37 tuần 3 ngày để chào đời khoẻ mạnh cùng bố mẹ”.

hy huu cuu song va giu thai thanh cong cho san phu bi suy tim phong dong mach chu nguc

Kíp phẫu thuật mổ lấy thai cho sản phụ Nguyễn Thị Quảng vẫn luôn có sự hỗ trợ của các bác sĩ TT TIm mạch (BS cung cấp)

Chia sẻ với phóng viên về bệnh nhân đặc biệt này, Ths.BS. Nguyễn Công Hựu, Trưởng khoa Ngoại tim mạch, Trung tâm Tim mạch BV E- người đồng hành cùng bệnh nhân từ những ngày cam go nhất cho biết, đây là một bệnh nhân rất đặc biệt. Bởi, để cứu tính mạng , bệnh nhân bắt buộc phải phẫu thuật thay van tim và thay đoạn động mạch chủ bị phồng. Tuy nhiên bệnh nhân lại rất khó khăn và mong mỏi lâu lắm mới có được đứa con này, gia đình tha thiết muốn giữ lại. Cả bác sĩ và bệnh nhân đều phải đứng trước những lựa chọn hết sức khó khăn. Để cứu mẹ các bác sỹ buộc phải cho bệnh nhân chụp chiếu, phẫu thuật và sử dụng thuốc. Tất cả những điều này đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nguy cơ làm hỏng thai … “Ở thời điểm đó các bác sĩ trao đổi với gia đình về nguy cơ cao ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh và thai nhi, các giải pháp điều trị đều có nhưng khó khăn và rủi ro..!”, BS. Hựu nói.

Và rồi, trước những sự lựa chọn “sinh – tử” ấy, giáo sư Lê Ngọc Thành Giám đốc bệnh viện đã đích thân chủ trì hội chẩn các chuyên khoa để đưa ra giải pháp an toàn cho cả mẹ và con. Các bác sĩ đã lựa chọn các biện pháp thăm dò, điều trị ít tác dụng phụ nhất cho sản phụ và thai nhi đồng thời quyết định phẫu thuật tim để cứu tính mạng bệnh nhân. Bệnh nhân đã phải trải qua một ca phẫu thuật hết sức phức tạp- phẫu thuật Bental.

Ths. Hựu cũng cho biết thêm, phẫu thuật Bental là một trong những phẫu thuật kinh điển của loại bệnh lý này. Phẫu thuật viên sẽ cưa mở dọc xương ức để bộc lộ quả tim, sử dụng hệ thống máy tim phổi nhân tạo lấy toàn bộ máu ra ngoài (cơ thể sống nhờ hệ thống này trong suốt thời gian mổ). Toàn bộ quả tim và động mạch chủ lên được biệt lập ra khỏi hệ thống tuần hoàn và được bảo quản bằng thuốc. Đoạn động mạch chủ lên phồng giãn + van động mạch chủ thương tổn được cắt bỏ, thay bằng ống mạch máu có van tim nhân tạo, các nhánh động mạch vành nuôi cơ tim được nối lại vào đoạn mạch nhân tạo. Đây là phẫu thuật khá phức tạp, tốn kém, thời gian mổ kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

Bệnh nhân đã được thay van tim động mạch chủ, thay đoạn động mạch chủ ngực bị phồng bằng đoạn mạch máu nhân tạo, trồng lại hệ thống động mạch vành nuôi cơ tim .

Ca phẫu thuật tim thành công và “mầm sống” trong người chị vẫn đập những nhịp đập khỏe mạnh. Và tiếp những ngày tháng còn lại của thai kỳ các thầy thuốc vẫn luôn bên chị chia sẻ đồng hành cùng chị trong những ngày gian khó nhất của cuộc hành trình làm mẹ. Để rồi, hạnh phúc vỡ òa đến với gia đình khi cháu bé cất tiếng khóc chào đời khỏe mạnh, kháu khỉnh.

Theo SKĐS

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.