Thông tin trên được nêu trong các tài liệu đăng trên trang web mua sắm công cộng có nội dung cụ thể như sau: “Các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước (ICG) của máy bay trực thăng Ka-52M hiện đại hóa đang diễn ra. Thời hạn hoàn thành được xác định là bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 năm 2020, và kết thúc ngày 30 tháng 9 năm 2022”.
Thông tin về việc máy bay trực thăng Ka-52M nâng cấp sẽ được trang bị một tên lửa hành trình hàng không mới có tầm bắn tới 100 km đã được báo cáo trở lại vào tháng 2 năm 2020, như vậy đây chính là tên lửa chống tăng có cự ly xa nhất thế giới.
Ngoài ra trực thăng Ka-52M sẽ nhận được một hệ thống quan sát và điều hướng cải tiến, đi kèm Tổ hợp điện tử hàng không mới. Máy bay cũng sẽ nhận được sự bảo vệ tăng cường, tổ hợp cung cấp năng lượng mới và phát hiện mục tiêu (lắp đặt radar mảng pha quét chủ động). Vũ khí của Ka-52M phần lớn được hợp nhất với Mi-28N.
“Trong quá trình hiện đại hóa, Ka-52M sẽ nhận tên lửa hành trình tầm xa Sản phẩm 305 (Izdeliye 305), vũ khí này trước đây được thử nghiệm trên trực thăng tấn công Mi-28NM tại Syria. Ka-52M sẽ nhận một thiết bị để giao tiếp với tên lửa, bao gồm giá phóng, kênh liên lạc, phần mềm chỉ huy để sử dụng”, thông báo ghi rõ.
Trực thăng tấn công Ka-52 sẽ được trang bị tên lửa chống tăng xa nhất thế giới Izdeliye 305 |
Liên quan đến Sản phẩm 305, trước đây đã có báo cáo rằng tên lửa dẫn đường này được thử nghiệm ở Syria như một phần vũ khí của trực thăng Mi-28NM, nó đã tấn công các mục tiêu của phiến quân tại tỉnh Idlib và Aleppo.
Theo dữ liệu tháng 6 năm 2020 trên cổng thông tin mua sắm của chính phủ, Trung tâm Kỹ thuật Trực thăng Quốc gia được đặt theo tên của Mil và Kamov đã đặt hàng sản xuất hai nguyên mẫu Ka-52M, được tạo ra trên cơ sở Ka-52 Alligator. Việc thử nghiệm chuyến bay nên diễn ra trước ngày 31 tháng 5 năm 2021.
Ka-52 Alligator là máy bay trực thăng tấn công và trinh sát thế hệ mới của Nga được thiết kế để giải quyết một loạt các nhiệm vụ. Nó tích hợp hệ thống điện tử hàng không hiện đại và vũ khí mạnh mẽ, bao gồm cả tổ hợp và thiết bị bảo vệ điện tử để giảm tầm bị phát hiện trên chiến trường.
Tùng Dương/Baodatviet