Khắc phục bất cập của hình thức thu phí hở tại các Trạm BOT

Hình thức thu phí hở áp dụng tại các trạm thu phí BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao) đang tạo ra nhiều bất cập, không công bằng, nhất là xe đi đường dài, đường ngắn trên cùng tuyến phải trả tiền như nhau. Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang tập trung rà soát lại tất cả các trạm để có chính sách miễn, giảm hợp lý.

khac phuc bat cap cua hinh thuc thu phi ho tai cac tram bot

Ùn ứ phương tiện tại Trạm BOT Hà Nội - Bắc Giang. Ảnh: Huy Hùng

Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ quý IV của Bộ GTVT chiều 28/9 xoay quanh nhiều vấn đề “nóng” như: Vốn làm cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành, chính sách giảm giá hàng không, bảo trì đường bộ, đăng kiểm thủy nội địa… Nhưng báo chí quan tâm nhất là việc khắc phục bất cập của hình thức thu phí hở tại các trạm BOT trên toàn quốc.

Thời gian qua, Trạm thu phí BOT quốc lộ (QL) 5 khiến nhiều lái xe ở Gia Lâm (Hà Nội), Hưng Yên, Hải Dương bức xúc, “ấm ức” vì hàng ngày chỉ đi quãng đường vài km vẫn phải trả phí 40.000 đồng/lượt bằng xe đi cả tuyến đường giữa hai trạm.

Anh Cao Bá Hùng ở Gia Lâm (Hà Nội) cho biết: Lái xe con qua Trạm thu phí số 1 giáp thị trấn Bần Yên Nhân vài km rồi quay về hiện nay phải trả phí cho 2 lượt đi và về là 80.000 đồng. Mức phí này bằng với mức phí của xe tiêu chuẩn (xe dưới 12 chỗ) đi hết QL5 dài hơn 100 km…

Về vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, các trạm BOT hiện nay được đặt trên các tuyến quốc lộ, nên không thể áp dụng hình thức thu phí kín theo km như các tuyến đường cao tốc, mà phải áp dụng hình thức thu phí hở. Do đó, không thể đảm bảo công bằng tuyệt đối cho các chủ phương tiện, bởi có người đi quãng đường ngắn nhưng phải trả giá phí bằng những người đi quãng đường dài, nhưng cũng có nhiều chủ phương tiện không phải trả phí khi đi lại trên đường BOT giữa hai trạm.

Mức thu phí của các dự án BOT hiện nay đều được Bộ Tài chính ban hành trước 1/1/2017 và Bộ GTVT ban hành giá dịch vụ từ năm 2017 trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và phương án tài chính của mỗi dự án. Để tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp vận tải, thực hiện Nghị quyết 35/2016 của Chính phủ, Bộ GTVT phối hợp với bộ, ngành liên quan đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án giảm giá sử dụng đường bộ tại các dự án BOT trên nguyên tắc vẫn đảm bảo tính khả thi trong phương án tài chính của các dự án BOT.

Tuy nhiên, để khắc phục bất cập của hình thức thu phí hở, Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát tất cả các trạm thu phí BOT trên toàn quốc để có chính sách miễn, giảm giá đối với các phương tiện của người dân xung quanh trạm thu giá.

Đến nay, đã có khoảng 10 dự án BOT tiến hành miễn, giảm giá vé cho người dân sinh sống gần trạm như: Trạm QL6 Xuân Mai - Hòa Bình, trạm QL32 (Phú Thọ), trạm cầu Hạc Trì (Phú Thọ), trạm QL3 (Thái Nguyên), trạm Bến Thủy (Nghệ An), trạm Cầu Rác (Hà Tĩnh)…

“Bộ GTVT vẫn đang chỉ đạo quyết liệt trong thời gian tới để đảm bảo đồng bộ, thống nhất về giá vé tại các trạm BOT trên cả nước”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, đến thời điểm này đã có 38/51 trạm thu phí BOT đã quyết toán, thực hiện giảm giá vé cho phương tiện theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ. Cả nước hiện có 70 trạm BOT đang thu phí trên các tuyến quốc lộ, có 10 trạm khoảng cách 60 - 70 km, 20 trạm có khoảng cách dưới 60 km.

Theo Đăng Sơn/Báo Tin tức

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.