Khắc phục khó khăn, duy trì nền nếp dạy và học trực tuyến ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trong những ngày học trực tuyến đầu tiên, mặc dù gặp một số trục trặc về đường truyền internet nhưng cả giáo viên và học sinh các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã nỗ lực khắc phục, duy trì nền nếp dạy và học theo hình thức mới này.

Để chuẩn bị cho công tác dạy học trực tuyến, Trường TH&THCS Quang Thọ đã đầu tư lắp đặt thêm đường truyền, kéo mạng về tận lớp để tạo điều kiện cho giáo viên dạy học. Tuy nhiên, việc học không hoàn toàn suôn sẻ đối với học sinh, nhiều em ở vùng sóng yếu vẫn bị out ra khỏi lớp.

Khắc phục khó khăn, duy trì nền nếp dạy và học trực tuyến ở Hà Tĩnh

Tại Trường TH&THCS Quang Thọ (Vũ Quang), học sinh không có thiết bị học trực tuyến được nhà trường bố trí học tại lớp với số lượng 3 đến 5 em.

Thầy Hoàng Duy Khánh - Hiệu trưởng Trường TH&THCS Quang Thọ chia sẻ: “Để đảm bảo chất lượng các buổi học trực tuyến, trước mỗi giờ học, ban giám hiệu Trường TH&THCS Quang Thọ cùng các giáo viên chủ nhiệm đều có mặt tại các phòng học để kiểm tra số lượng học sinh, kịp thời gọi điện cho phụ huynh, đề nghị nhắc nhở các em vào học đúng giờ và phối hợp quản lý con em trong quá trình học”.

Khắc phục khó khăn, duy trì nền nếp dạy và học trực tuyến ở Hà Tĩnh

Giáo viên Trường TH&THCS Quang Thọ tập trung cao độ trong mỗi bài giảng, vừa để truyền thụ kiến thức, vừa nhắc nhở, hỏi thăm và động viên học sinh trong quá trình học.

Các giáo viên cũng đã khảo sát và vận động 20 học sinh ở các thôn có địa hình bắt sóng kém, mạng yếu di chuyển đến nhà các bạn khác ở vùng có sóng để học. Một số em không thể khắc phục được khó khăn do đường truyền, nhà trường đã linh động cho các em đến học tại lớp. Quá trình học, các em đều thực hiện nghiêm túc biện pháp 5K".

Khắc phục khó khăn, duy trì nền nếp dạy và học trực tuyến ở Hà Tĩnh

Em Nguyễn Anh Tú - học sinh lớp 8B đã vượt quãng đường 30 km đến nhà bà ngoại ở thôn Tân Hạ, xã Điền Mỹ (Hương Khê) để thuận lợi hơn cho việc học online.

Em Nguyễn Anh Tú - học sinh lớp 8B, Trường TH&THCS Quang Thọ cho biết: "Nhà em ở thôn 7, xã Quang Thọ (Vũ Quang). Dù đã lắp đặt mạng nhưng sóng yếu nên không thể vào học. Vì thế, những ngày này, bố mẹ đã đưa em lên ở nhà bà ngoại tại thôn Tân Hạ, xã Điền Mỹ (Hương Khê). Ở đây mạng ổn định hơn nên việc học của em được đảm bảo. Quá trình học, các thầy cô cũng gọi điện, hỏi thăm tình hình học tập và gửi bài tập cho chúng em qua nhóm lớp”.

Tại Trường THCS Hà Linh (Hương Khê), sau những bỡ ngỡ của buổi học đầu tiên, đến nay, việc dạy học trực tuyến đã đi vào nền nếp.

Khắc phục khó khăn, duy trì nền nếp dạy và học trực tuyến ở Hà Tĩnh

Cô Nguyễn Thị Hương Lý – giáo viên Trường THCS Hà Linh đã dùng cả máy tính kết nối mạng ở trường và mạng 4G trên điện thoại để dạy học, nhằm hạn chế tình trạng giờ học bị gián đoạn.

Cô Nguyễn Thị Hương Lý - giáo viên Trường THCS Hà Linh cho biết: “Dạy học trực tuyến vất vả hơn bởi ngoài truyền đạt kiến thức, giáo viên còn phải ứng phó với những trường hợp học sinh thỉnh thoảng bị “out mạng” trong quá trình học tập; hoặc khi đường truyền mạng chập chờn thì chúng tôi lại phải khởi động lại từ đầu. Để khắc phục những tình huống ấy, ngoài việc sử dụng mạng của trường, tôi còn sử dụng thêm mạng 4G qua điện thoại trong quá trình dạy học để tránh gián đoạn”.

Trục trặc về đường truyền cũng chính là khó khăn chung của việc học trực tuyến trên địa bàn miền núi Hương Khê. Trong ngày đầu tiên, nhiều học sinh phải đăng nhập vài ba lần trong một buổi học khiến chất lượng dạy và học chưa được đảm bảo. Hiện nay, các trường học đã khắc phục bằng cách đến tận nhà để khảo sát, phối hợp với chính quyền địa phương, các gia đình vận động các em ghép đôi để học tập hoặc đến học nhờ ở những gia đình có đường truyền tốt hơn… Nhờ đó, đến nay, các khó khăn cơ bản được khắc phục, đảm bảo việc dạy và học.

Khắc phục khó khăn, duy trì nền nếp dạy và học trực tuyến ở Hà Tĩnh

Cán bộ, giáo viên Trường THPT Phúc Trạch họp rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn sau 2 ngày triển khai dạy học trực tuyến.

Thầy Phan Quốc Thanh - Phó Trưởng phòng GD&ĐT Hương Khê cho biết: “Đến nay, toàn huyện đã có 5.909/6.196 học sinh THCS học trực tuyến (đạt 95%). Toàn huyện còn 180 em chưa có thiết bị nên chúng tôi đã làm việc trực tiếp với các gia đình để ghép các em học với những bạn có máy trên cùng địa bàn. Chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tiếp tục kêu gọi nguồn hỗ trợ để tạo điều kiện giúp đỡ các em mua sắm phương tiện phục vụ học tập”.

Những ngày qua, một số học sinh vùng sâu, vùng xa trường THPT Phúc Trạch cũng gặp phải tình trạng nhiều lần bị out khỏi lớp học do đường truyền chập chờn, nhất là khi thời tiết không thuận lợi.

Thầy Hồ Đức Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Phúc Trạch chia sẻ: “Đến nay, hơn 95% học sinh của trường đã ổn định nề nếp học tập. Đối với các em gặp trục trặc về đường truyền, chúng tôi đã thống nhất phương án, sau mỗi buổi học, giáo viên sẽ hệ thống lại bài giảng, chuyển kèm bài tập cho các em qua các đường link hoặc nhóm lớp trên Zalo, Facebook, qua đó, đảm bảo các em không bị hổng kiến thức ”.

Qua kiểm tra đánh giá tại các địa phương, trong 3 ngày học đầu tiên, chúng tôi thấy cơ bản các trường đã duy trì tốt hình thức học tập trực tuyến. Mặc dù có những khó khăn, trở ngại trong việc triển khai học trực tuyến nhưng ngay những ngày đầu tiên, các trường học trên toàn tỉnh đã linh hoạt, chủ động, sáng tạo tìm phương án khắc phục. Nhờ đó, chất lượng dạy và học vẫn được đảm bảo. Hiện nay, Sở GD&ĐT đang tích cực chuẩn bị phương án tổ chức dạy học trực tiếp để có thể triển khai ngay khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn được kiểm soát.

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.