Khám chữa bệnh ngày thứ 7, chủ nhật có được BHYT thanh toán không?

Người có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT...

Bộ Y tế nhận được công văn của Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đề nghị trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV...

Theo đó, cử tri kiến nghị thời gian qua có nhiều trường hợp người dân tham gia BHYT. Tuy nhiên, khi đi khám bệnh vào các ngày thứ bảy, chủ nhật thì không được cơ quan Bảo hiểm thanh toán, chi trả theo chế độ bảo hiểm, kê đơn thuốc cho bệnh nhân lại không mua được thuốc tại bệnh viện mà phải ra các bên ngoài quầy bán thuốc hoặc các cửa hàng bán thuốc ngoài bệnh viện.

Điều này gây nhiều khó khăn cho người dân, vì có rất nhiều trường hợp ngày thường (từ thứ hai đến thứ bảy) họ bận công việc, nên không sắp xếp được và việc tìm đến các cửa hàng có thuốc bên ngoài bệnh viện theo toa của bác sĩ vừa mất thời gian và không thuận tiện.

Do đó, cử tri kiến nghị cần có quy định để xem xét hỗ trợ cho người dân được hưởng BHYT khi đi khám bệnh vào các ngày thứ bảy và chủ nhật và nhập đầy đủ các loại thuốc vào trong bệnh viện để người dân được khám chữa bệnh, lấy thuốc theo chỉ định của bác sĩ được thuận lợi hơn.

Trả lời cử tri về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, tại Khoản 2, Điều 2, Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ quy định giờ làm việc hành chính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là khoảng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định, công bố công khai để giải quyết các công việc hành chính của cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định về thời giờ làm việc của pháp luật về lao động.

Người có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT...
Người có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT...

Theo khoản 10, Điều 27, Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT vào ngày nghỉ, ngày lễ như sau:

Người có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT;

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT, phải thông báo trước cho người bệnh; thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ để làm cơ sở thanh toán.

Như vậy, khi khám bệnh vào ngày thứ bảy, chủ nhật đối với các bệnh viện có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT vào ngày nghỉ thì người có BHYT vẫn sẽ được chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT.

Đối với các bệnh viện không tổ chức khám chữa bệnh vào thứ bảy, chủ nhật thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh của BHYT trong trường hợp cấp cứu tại khoản 4, Điều 11, Thông tư 40/2015/TT-BYT.

Bộ Y tế ghi nhận kiến nghị của cử tri và sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền khi sửa đổi các quy định liên quan nhằm đảm bảo tốt nhất cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Mức đóng BHYT hiện nay thế nào?

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, trên cơ sở quy định của pháp luật, Quốc hội và Chính phủ đã quy định mức đóng BHYT là 4,5% mức tiền lương, lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở, dựa trên điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và khả năng đóng góp của Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và người dân.

Để khuyến khích và hỗ trợ người dân tham gia BHYT, Chính phủ đã ban hành các chính sách cụ thể. Theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ và Luật số 51/2024/QH15 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, các mức đóng và hỗ trợ đóng BHYT đã được quy định cho các nhóm đối tượng như người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.

Nhóm đối tượng học sinh, sinh viên nếu không thuộc các nhóm đối tượng nêu trên thì sẽ tham gia BHYT bắt buộc với mức đóng 4,5% mức lương cơ sở/tháng; trong đó, được Nhà nước hỗ trợ 30%, người tham gia đóng 70% còn lại.

Ngoài ra, tại điểm b, khoản 3 của Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023, Chính phủ quy định UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu cho các đối tượng được quy định, đồng thời hỗ trợ thêm cho các đối tượng không thuộc diện được hưởng hỗ trợ theo quy định hiện hành, bao gồm cả những người có thu nhập thấp, người lao động không có hợp đồng, người giúp việc và nội trợ gặp khó khăn trong việc tham gia BHYT liên tục.

Với phạm vi quyền lợi BHYT được hưởng tương đối đầy đủ, mức đóng BHYT hiện tại được đánh giá là thấp so với các nước có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tương đồng.

Bộ Y tế mong cử tri thấu hiểu và ủng hộ chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước, đồng thời tích cực tham gia BHYT để đảm bảo tài chính khi gặp ốm đau, bệnh tật.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?