Khi doanh nghiệp là "bà đỡ" cho nền nông nghiệp Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trong thời đại nền nông nghiệp càng hội nhập sâu thì Nhà nước không thể một mình “kham” nổi trách nhiệm “bà đỡ”. Doanh nghiệp (DN) chính là tác nhân quan trọng nhất trong chuỗi giá trị, có đủ sức để giải quyết những vấn đề bức bách nhất hiện nay của nông nghiệp: khoa học công nghệ, vốn và thị trường.

Trên địa bàn Hà Tĩnh, hình thức đầu tư theo hợp tác công - tư (PPP) đã được manh nha khoảng 3 năm nay. Bằng chính sách “trải thảm” mời gọi, tỉnh ngày càng thu hút nhiều DN quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Trong đó, DN là đầu chuỗi, chủ động liên kết sản xuất với bà con nông dân và chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch.

Đến thời điểm này, Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh (Mitraco) là một trong những “ông lớn” về nguồn đầu tư cho nông nghiệp. Mitraco đang là đầu mối làm “bà đỡ’ cho các DN, HTX, tổ hợp tác và các hộ trong tỉnh tham gia phát triển lợn siêu nạc, bước đầu tạo ra chuỗi liên kết từ cung cấp con giống, kỹ thuật, kiểm soát dịch bệnh đến bao tiêu sản phẩm. Đến nay, tổng đàn nái đạt gần 7.500 con, có 79 trại vệ tinh quy mô 300-1.000 con; 39 tổ hợp tác, 575 hộ nuôi quy mô nhỏ. 2 năm nay, Tổng Công ty còn tiến sâu hơn vào lĩnh vực này với dự án sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên đất cát bạc màu.

Khi doanh nghiệp là "bà đỡ" cho nền nông nghiệp Hà Tĩnh ảnh 1

Được tỉnh hỗ trợ về chính sách, Mitraco đã thực hiện thành công dự án sản xuất rau, củ, quả trên cát ven biển. (Trong ảnh: Bí thư Tỉnh ủy Võ Kim Cự cùng lãnh đạo Công ty Fineton (Hồng Kông) khảo sát vùng trồng rau, củ, quả trên cát của Mitraco tại xã Thạch Văn, Thạch Hà

Bà Trần Thị Hà - Phó Tổng Giám đốc Mitraco cho biết: “Hệ thống cơ chế chính sách cho nông nghiệp lớn đã tạo điều kiện cho DN tháo gỡ khó khăn, đồng thời, là động lực cho DN trong đầu tư phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính tinh giản khiến chúng tôi thấy tự tin hơn”.

Sau Mitraco, hàng chục công ty đã tham gia chuỗi hoặc là khép kín hoặc một phần của chuỗi (chẳng hạn như chịu trách nhiệm tìm thị trường, chuyển giao KH&CN…). Ông Đặng Ngọc Sơn - Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Vai trò của DN ngày càng quan trọng trong sự phát triển của ngành nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư PPP là cơ hội để nâng cao hiệu quả dòng vốn tư nhân trong phát triển nền nông nghiệp hiện đại, giúp chúng ta mở cánh cửa của KHKT, tạo ra những mô hình tăng trưởng mới”.

Cũng theo ông Sơn thì chỉ trong vòng 2 năm (từ năm 2014 đến nay), riêng về nông nghiệp, tỉnh đã ban hành 9 bộ cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển. Trong đó, ngoài hỗ trợ người sản xuất, nông dân thì chính sách “kích thích” vào sự đầu tư lớn, đầu tư theo chuỗi giá trị.

Thúc đẩy đầu tư hợp tác công - tư PPP cũng là một trong những hoạt động của dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP) của IFAD. Dự án đầu tư vào các mô hình có khả năng sinh lợi, nhằm tăng thu nhập bằng cách cải thiện cơ hội thị trường, cung cấp các dịch vụ và nguyên liệu có sẵn. Từ đó, đẩy mạnh phát triển DN kinh doanh nông nghiệp có lợi nhuận trong lĩnh vực NN&PTNT bằng việc hỗ trợ hộ kinh doanh, HTX, DN vừa và nhỏ; tăng cường mối liên kết thị trường giữa nông dân và DN.

Khi doanh nghiệp là "bà đỡ" cho nền nông nghiệp Hà Tĩnh ảnh 2

Mitraco đang là đầu mối làm “bà đỡ’ cho các DN, HTX, tổ hợp tác và các hộ trong tỉnh tham gia phát triển sản xuất

Ông Phan Văn Tài - Phó Giám đốc dự án cho biết: “Đến nay, dự án đã thu hút 9 DN tham gia, trong đó, đã phê duyệt 2 tiểu dự án. Việc tham gia dự án sẽ giúp DN giải quyết các giới hạn, rào cản về hàng hóa, dịch vụ và liên kết trong đầu tư DN vào lĩnh vực NN&PTNT. Thời gian tới, cùng với dự án phát triển nông nghiệp, chúng tôi sẽ đồng thực hiện dự án hợp tác công - tư vào nông nghiệp”.

Mặc dù đã được “trải thảm đỏ” mời gọi, nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận tỷ lệ DN mặn mà với lĩnh vực này chưa nhiều, nhất là trong khu vực ngoài tỉnh và FDI. Theo họ thì lĩnh vực này rủi ro cao, thu hồi vốn chậm. Đó là lý do khiến nhiều đơn vị đành “đứt gánh giữa đường” liên kết, DN mất lãi, nông dân bị “mang con bỏ chợ”... Cũng theo các DN, những chính sách đồng hành của chính quyền địa phương cần “sát” hơn với nhà kinh doanh.

Bà Vũ Thị Vân Phượng - Giám đốc Công ty CP VietRAP Đầu tư thương mại (Hà Nội) cho biết: “Sau khi khảo sát tại Hà Tĩnh, chúng tôi cho rằng, rau, củ, quả trên cát là sản phẩm chúng tôi đang cần và nằm trong chiến lược phát triển lâu dài. Chúng tôi đang tìm kiếm thị trường cho sản phẩm này nhưng quay trở lại thì chính sản xuất không đáp ứng được. Chúng tôi cần một cơ chế hợp lý cho những DN ngoại tỉnh”.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.