Khổ sở khi đi làm lại sau nhiều ngày nghỉ Tết

Đi làm lại sau nhiều ngày nghỉ Tết là cảm giác không hề dễ chịu với nhiều người nhất là dân công sở khi họ đã quen với cách sinh hoạt tự do. Làm gì để lấy lại cảm hứng làm việc?

Ngại đi làm là tâm lý phổ biến sau kỳ nghỉ dài. Tại sao các kỳ nghỉ vốn được cho là cải thiện sức khỏe, hạnh phúc lại khiến chúng ta dễ suy sụp tinh thần ngay sau đó?

Jeroen Nawijn, nhà tâm lý học tại Đại học Khoa học Ứng dụng Breda (Hà Lan) cho biết, mặc dù mọi người thường thấy hạnh phúc tăng lên vào những ngày nghỉ của họ nhưng những lợi ích đó sẽ giảm đi nhanh chóng sau khi kỳ nghỉ kết thúc.

“Họ có thể cảm thấy tốt nhất trong kỳ nghỉ vì họ có nhiều tự do hơn để làm những gì họ muốn” – Jeroen Nawijn giải thích.

Khổ sở khi đi làm lại sau nhiều ngày nghỉ Tết

Ảnh minh họa.

Suzanne Degges-White, nhà trị liệu và là chủ tịch của Khoa Tư vấn và Giáo dục Đại học tại Đại học Bắc Illinois, Mỹ cũng đồng tình với quan điểm này.

Bà nói: “Phần lớn chúng ta phải tiếp tục chuỗi ngày báo cáo với cấp trên về những gì đang làm, cách thức tiến hành và thời hạn hoàn thành”.

Bà cũng cho rằng khó khăn và trách nhiệm trong công việc không bao giờ tự biến mất.

“Nhiều người sợ hãi khi kỳ nghỉ kết thúc vì biết rằng mình lại phải đối mặt với các vấn đề chồng chất. Chưa kể, họ có thể bị giao thêm các nhiệm vụ mới trong khi những nhiệm vụ cũ chưa xong”, chuyên gia nói.

Khổ sở khi đi làm lại sau nhiều ngày nghỉ Tết

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, bà Degges-White cho biết việc chuyển đổi từ chế độ sinh hoạt lỏng lẻo, tự do trong kỳ nghỉ sang một thời gian biểu nghiêm ngặt khiến chúng ta căng thẳng. Với những ai lỡ ăn uống vô độ những ngày nghỉ lễ, việc trở về cuộc sống thường ngày càng khó khăn.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để đễ dàng quay trở lại công việc sau kỳ nghỉ dài.

Hãy dành khoảng nửa ngày hoặc một ngày để suy nghĩ về công việc bao gồm việc lập danh sách việc cần làm, giữ cho không gian sống và làm việc của bạn sạch sẽ và ngăn nắp để sẵn sàng trở lại, ưu tiên những việc khiến bạn cảm thấy vui vẻ, thích thú.

Thêm một mẹo nữa, bạn có thể lên ý tưởng cho kỳ nghỉ tiếp theo.

“Điều duy nhất liên tục có tác dụng với tôi là đặt một chuyến đi khác càng nhanh càng tốt, cho mình điều gì đó để mong đợi” – chuyên gia nói.

Như vậy, bạn sẽ bớt cảm giác chán nản và thêm động lực làm việc. Đừng quên dành thời gian thư giãn phòng trường hợp căng thẳng, ví dụ như nghe vài bản nhạc hay hoặc rủ đồng nghiệp đi ăn uống.

Theo GDVN

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.