Tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Các điểm, cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm OCOP phải tạo được điểm nhấn, để quảng bá, xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Hà Tĩnh.

Chiều 31/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn – Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng NTM, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững và Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh chủ trì làm việc với một số sở, ngành, địa phương liên quan nghe dự thảo Quy chế Quản lý điểm giới thiệu, bán sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh Hà Tĩnh.

Tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Quy chế Quản lý điểm giới thiệu, bán sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh Hà Tĩnh (gọi tắt là Quy chế) do Sở Công thương Hà Tĩnh và Văn phòng Điều phối NTM tỉnh phối hợp xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành.

Quy chế nhằm giúp người tiêu dùng biết được điểm bán và mua đúng hàng hóa là sản phẩm OCOP (đạt chuẩn và tham gia chương trình OCOP); tạo điều kiện để quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh; quản lý chất lượng và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP hiệu quả; làm tiêu chuẩn, cơ sở để hỗ trợ các chính sách hiện hành.

Tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Phó Giám đốc Sở Công thương Võ Tá Nghĩa: Việc hỗ trợ xây dựng các điểm cửa hàng bán sản phẩm OCOP Hà Tĩnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh.

Quy chế có 5 chương, 11 điều quy định khá đầy đủ về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cũng như tiêu chuẩn điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP, quy mô, chất lượng sản phẩm, hàng hóa…

Dự thảo quy chế cũng nêu rõ các quy trình đăng ký mở và vận hành điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP và công tác kiểm tra, giám sát, xử lý…

Tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Hương Sơn - Trần Đình Chiến: Việc xây dựng quy chế đáp ứng niềm mong đợi từ lâu của các hộ có cửa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP. Hy vọng, việc ban hành quy chế này sẽ là “đòn bẩy” kích cầu hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP.

Tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành, địa phương, các chủ cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP trên toàn tỉnh đều bày tỏ sự đồng thuận, nhất trí cao với mục tiêu quy chế đề ra.

Tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Chủ cơ sở sản xuất nem chua Ý Bình - Lê Thị Bình: Các chủ sản phẩm OCOP phải tuân thủ nghiêm ngặt chất lượng như đã công bố. Để tiêu thụ sản phẩm tốt, cần sự phối hợp với các đơn vị lữ hành du lịch, và tại các hội nghị, hội thảo, lễ hội của các địa phương.

Đây là cơ hội để quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh. Các đại biểu cũng đề nghị điều chỉnh một vài điểm trong quy chế phù hợp thực tiễn.

Tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bùi Nhân Sâm: Cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP phải liên kết, đa dạng sản phẩm với các tỉnh, không chỉ riêng của tỉnh Hà Tĩnh.

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận các ý kiến góp ý tâm huyết vào dự thảo, đồng thời đề nghị bộ phận soạn thảo tiếp thu các ý kiến, bổ sung, sửa đổi một số điểm phù hợp thực tiễn trước khi trình UBND tỉnh ban hành.

Tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kết luận cuộc họp

“Các điểm, cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm OCOP phải tạo được điểm nhấn, nhận diện thương hiệu OCOP; điểm trưng bày sản phẩm OCOP trong cùng cửa hàng phải là riêng biệt, không trộn lẫn với các sản phẩm khác. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP phải được thể hiện bằng chất lượng” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý việc kết nối quyền lợi giữa người sản xuất với điểm bán hàng, cơ sở thương mại; tập trung vào sản xuất kinh doanh, lấy thị trường làm nguyên tắc điều phối, là yếu tố quyết định.

Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng lãnh đạo một số sở ngành liên đi thực tế kiểm tra các cửa hàng giới thiệu, trưng bày và bán các sản phẩm OCOP tỉnh như: Công ty CP Ced Central (số 2 đường Vũ Quang), HTX sản xuất và chế biến thủy hải sản Hoài Yến (số 163, đường Lý Tự Trọng) và cửa hàng nông sản an toàn (thuộc Trung tâm Hỗ trợ nông dân - Hội Nông dân tỉnh).

Tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng lãnh đạo một số sở ngành liên đi thực tế kiểm tra cửa hàng giới thiệu, trưng bày và bán các sản phẩm OCOP tỉnh tại Công ty CP Ced Central (số 2 đường Vũ Quang),

Tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

... và tại cửa hàng của HTX sản xuất và chế biến thủy hải sản Hoài Yến (số 163, đường Lý Tự Trọng)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận, đánh giá cao việc lựa chọn sản phẩm khá đa dạng, mặt bằng rộng rãi, địa điểm, vị trí trung tâm… thuận lợi cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh lưu ý các chủ cửa hàng, việc tổ chức, bố trí hàng hóa phải khoa học, thuận tiện cho khách hàng lựa chọn, mua sắm và thanh toán. Đặc biệt, phải phân biệt rõ các khu vực sản phẩm đã được công nhận OCOP riêng biệt với các sản phẩm chưa được công nhận OCOP để từ đó, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast