Kỳ họp thứ 9: Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thanh niên sửa đổi

Dự thảo Luật Thanh niên sửa đổi đã được chỉnh lý theo hướng thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, cụ thể hóa nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về thanh niên.

Kỳ họp thứ 9: Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thanh niên sửa đổi

Các Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua dự án Luật Thanh niên (sửa đổi). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Chiều 16/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thanh niên (sửa đổi) với 91,3% đại biểu tán thành.

Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Luật, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Điều 4 và Điều 12 trong dự thảo Luật với tỷ lệ tán thành cao.

Tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi). Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan liên quan chỉnh lý cơ bản dự thảo Luật.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày cho thấy dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, cụ thể hóa nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về thanh niên; không quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của thanh niên theo từng lĩnh vực để tránh trùng lặp trong hệ thống pháp luật, chỉ dành một điều quy định chung về vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên.

Đồng thời, để nhấn mạnh trách nhiệm, sứ mệnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới, dự thảo Luật bổ sung một chương quy định trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc, Nhà nước, gia đình và xã hội, đặc biệt là trách nhiệm đối với bản thân thanh niên.

Nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho thanh niên thực hiện trách nhiệm của mình, dự thảo Luật quy định về chính sách của Nhà nước đối với thanh niên, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, nhà trường, gia đình đối với thanh niên.

Với cách tiếp cận này, dự thảo đã thể chế hóa trách nhiệm của thanh niên thành các quy định pháp luật giúp thanh niên chủ động, sẵn sàng xung kích, đi đầu trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Mặt khác, dự thảo Luật quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, gia đình, nhà trường, xã hội trong việc tạo điều kiện cho thanh niên phát triển bản thân để từ đó phát huy, cống hiến và trưởng thành, góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

Đồng thời, dự thảo Luật thiết kế một chương quy định về quản lý nhà nước nhằm mục đích giao nhiệm vụ cụ thể cho Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương trong việc bảo đảm điều kiện cho thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, đặc biệt là việc ban hành, tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để triển khai các chính sách đối với thanh niên được quy định trong Luật.

Luật Thanh niên (sửa đổi) gồm 7 Chương, 41 Điều, giảm 21 điều so với Dự thảo 6 trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8. Luật quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên; chính sách của nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan, nhà trường, gia đình, tổ chức thanh niên, cá nhân và các tổ chức khác đối với thanh niên; quản lý nhà nước về thanh niên.

Luật áp dụng đối với thanh niên (các công dân Việt Nam Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi); cơ quan, tổ chức, cá nhân; nhà trường, gia đình./.

Theo Hiền Hạnh (TTXVN/Vietnam+)

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy

Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy

Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang nghỉ hưu trước tuổi trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Hà Tĩnh với cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946

Hà Tĩnh với cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946

Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức thành công. Cùng với cả nước, Hà Tĩnh đã chuẩn bị rất khẩn trương, kỹ lưỡng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, tiến bộ.
Hà Tĩnh được vinh danh tại Giải báo chí Diên Hồng

Hà Tĩnh được vinh danh tại Giải báo chí Diên Hồng

Từ hơn 4.000 tác phẩm tham gia Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND (Giải Diên Hồng) năm 2024, ban giám khảo chấm chọn 105 tác phẩm đạt giải. Hà Tĩnh vinh dự có 1 tác phẩm của nhóm phóng viên Báo Hà Tĩnh đạt giải; Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh được nhận bằng khen tập thể xuất sắc.
Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025

Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025 với yêu cầu phải tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Thạch Hà kiện toàn chức danh chủ chốt HĐND và UBND huyện

Thạch Hà kiện toàn chức danh chủ chốt HĐND và UBND huyện

Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thạch Hà được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện Thạch Hà; ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Bí thư Huyện ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, nhiệm kỳ 2021-2026.
Vững tin bước vào kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển

Vững tin bước vào kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển

Năm 2025 về trong niềm tin và kỳ vọng! Cùng cả nước bước vào năm mới, một năm với nhiều sự kiện trọng đại; đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, Hà Tĩnh quyết tâm vượt mọi khó khăn; đổi mới, sáng tạo, bứt phá mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025; tiếp tục thắp sáng khát vọng vươn xa trên hành trình mới.