Kỷ niệm 20 năm thành lập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu

Chiều 11/9, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cao Bằng đã diễn ra lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Dự hội nghị có bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên; ông Nickolas Zouro, Chủ tịch Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu.

Đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng; đồng chí Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, cùng hơn 500 đại biểu trong nước và quốc tế.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, ông Nickolas Zouro, Chủ tịch Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu chia sẻ về ý tưởng, quá trình thành lập, sự phát triển và đóng góp của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Năm 1991, hội nghị UNESCO diễn ra tại nước Pháp, ý tưởng về hình thành tổ chức bảo vệ di sản địa chất toàn cầu được trao đổi.

Đến năm 1996, tại hội nghị địa chất thế giới diễn ra tại Trung Quốc, nội dung bảo vệ giá trị địa chất toàn cầu càng được quan tâm.

Đến năm 2000, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Âu đã được thành lập.

Năm 2004, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu đã chính thức ra mắt. Đến năm 2007, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương được thành lập.

Qua quá trình xây dựng, phát triển, đến nay, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu đã xây dựng được cơ chế quản lý, thẩm định, đánh giá, công nhận và tái công nhận các Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu ngày càng phát triển. Đến nay, có 213 Công viên địa chất ở 48 quốc gia được công nhận.

Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu có các nhóm công tác về đánh giá rủi ro địa chất; đa dạng sinh học; nhóm công tác về du lịch, với hàng trăm chuyên gia tư vấn, khuyến nghị các nội dung quan trọng về bảo vệ, phát huy các giá trị Công viên địa chất toàn cầu.

Các công viên địa chất toàn cầu cũng thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm bảo vệ, bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị của Công viên địa chất.

Chia sẻ vẻ đẹp của thác Bản Giốc và những danh thắng trong các Công viên địa chất, Ông Nickolas Zouro nhấn mạnh, những vẻ đẹp phi thường của tự nhiên, những cảnh quan tuyệt vời này là báu vật mà tự nhiên, của lịch sử cần được bảo vệ.

Đánh giá cao đóng góp, hiệu quả Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu trong bảo tồn các giá trị di sản địa chất toàn cầu và trong các hoạt động của UNESCO, bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên chúc mừng sự phát triển và đóng góp của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu.

Nhấn mạnh, 8 năm qua, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu đã phát triển gấp đôi, với 213 công viên địa chất thành viên ở 48 nước, với nhiều đóng góp bảo tồn di sản địa chất, gắn với phát triển bền vững, bà Lidia Brito cho biết, hiện đang có 15 hồ sơ đệ trình, xem xét công nhận danh hiệu Công viên địa chất.

Bà Lidia Brito đề nghị, thời gian tới, bên cạnh những nội dung đã triển khai, thực hiện, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO bổ sung nội dung thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro do thiên tai trong các hoạt động.

Trong đó, cần quan tâm tăng cường năng lực của cộng đồng, của thanh niên trong thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng chia sẻ, Mạng lưới hợp tác toàn cầu giữa các Công viên địa chất đã thúc đẩy hiệu quả 3 mục tiêu chính là bảo tồn di sản Địa chất, giáo dục cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương.

Thông qua việc xây dựng và phát triển danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu tại Cao Bằng, công tác bảo tồn địa chất; hoạt động hỗ trợ, cải thiện sinh kế cho người dân được thực hiện tốt; người dân tích cực tham gia và chung tay cùng chính quyền bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Từ năm 2020 đến hết tháng 8/2024, tổng lượt khách du lịch của tỉnh đạt hơn 5,4 triệu lượt; tổng doanh thu đạt hơn 3.100 tỷ đồng.

Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã trao chứng nhận tôn vinh đóng góp của các đại biểu, chuyên gia có nhiều đóng góp.
Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã trao chứng nhận tôn vinh đóng góp của các đại biểu, chuyên gia có nhiều đóng góp.

Những kết quả trên cho thấy, việc xây dựng và phát triển danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu tại Cao Bằng là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương. Vì vậy, trong thời gian tiếp theo Cao Bằng sẽ tiếp tục chú trọng hơn nữa việc bảo tồn và phát huy giá trị của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.

Tại hội nghị, các địa biểu, chuyên gia đến từ Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO châu Á-Thái Bình Dương, châu Âu, châu Á, Mỹ Latin và Caribe, châu Phi, Bắc Mỹ đã phát biểu, trao đổi ý kiến, kinh nghiệm về bảo vệ, phát huy giá trị, quảng bá các giá trị di sản địa chất độc đáo.

Các đại biểu nhấn mạnh,“mẹ” trái đất đang dễ bị tổn thương trong giai đoạn này, cần được bảo vệ; chúng ta cần biết khiêm nhường và tôn trọng tự nhiên hơn trong quá trình phát triển để phát triển bền vững hơn.

Dịp này, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã trao chứng nhận tôn vinh đóng góp của các đại biểu, chuyên gia có nhiều đóng góp trong hoạt động của mạng lưới.

nhandan.vn

Đọc thêm

Trưa 11/9: 292 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Trưa 11/9: 292 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (26 tỉnh, thành phố); hoàn lưu bão gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ. Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bước đầu thống kê một số thiệt hại về người và tài sản đến 11 giờ ngày 11/9/2024 có 292 người chết và mất tích (152 người chết, 140 người mất tích).
Khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

Khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

Sơ bộ ban đầu xác định tại thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu (1 xe tải, 2 xe ô tô đầu kéo, 6 xe máy và 1 xe máy điện), đến nay xác định 8 người mất tích; đã cứu chữa và đưa 3 người bị thương đi cấp cứu.
Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

Theo báo cáo sơ bộ, có 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị cuốn trôi trong vụ sập cầu Phong Châu. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã trực tiếp đến kiểm tra tại hiện trường vụ sập cầu.
Cảnh báo lũ khẩn cấp do hoàn lưu cơn bão số 3

Cảnh báo lũ khẩn cấp do hoàn lưu cơn bão số 3

Ngày 9/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức cuộc họp thông tin thiên tai khẩn cấp về bão số 3 (tên gọi quốc tế là Yagi). Đây cũng là cơn bão có sức gió mạnh nhất thế giới (ghi nhận đến thời điểm hiện tại) trong năm 2024.
24 người chết do bão Yagi

24 người chết do bão Yagi

Bão Yagi đổ bộ miền Bắc đã làm 24 người chết, 3 người mất tích; trong đó Lào Cai 6, Quảng Ninh 5, Hà Nội và Hòa Bình mỗi tỉnh 4 người chết.
Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Suốt chiều dài văn hiến của dân tộc, truyền thống hiếu học, khoa bảng đã được các thế hệ thắp sáng, trao truyền, gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh. “Đất học” Hồng Lam nổi danh cả nước với nguồn mạch âm thầm mà mãnh liệt.