Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

8 năm theo đuổi nghệ thuật cắm hoa Ikebana phái Vị Sinh Lưu - Mishoryu, nghệ nhân Đỗ Thị Thu Phượng coi đó như một phép tu tập của mình. Mỗi bông hoa là một khí chất riêng biệt, dạy cho chị rất nhiều về thiên nhiên, vũ trụ.

Nghệ nhân Đỗ Thị Thu Phượng chỉnh sửa dáng hoa tại triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU
Nghệ nhân Đỗ Thị Thu Phượng chỉnh sửa dáng hoa tại triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU

Giữa mùa xuân, mùa của hoa lá bừng nở sức sống, nghệ nhân Đỗ Thị Thu Phượng miệt mài cắm hoa, tạo dáng cho những tác phẩm nghệ thuật của hoa lá Ikebana để bày một triển lãm cá nhân tại TITA Trấn Vũ (số 164A Trấn Vũ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội), mời gọi người yêu hoa ghé chơi.

Mê mẩn Ikebana đầy 'khí chất' của nghệ nhân Đỗ Thị Thu Phượng

Chị đặt tên cho triển lãm của mình là Nhất khí nhất hoa, với hàm nghĩa rằng mỗi nhành hoa đều có khí chất riêng.

Là đệ tử của thầy Keiho Hihara - trưởng môn đời thứ 10 của phái Vị Sinh Lưu - Mishoryu, nghệ nhân Đỗ Thị Thu Phượng mang đến triển lãm những tác phẩm cắm hoa Ikebana sáng tạo.

Triển lãm thu hút đông người yêu hoa đủ lứa tuổi, giới tính - Ảnh: BTC
Triển lãm thu hút đông người yêu hoa đủ lứa tuổi, giới tính - Ảnh: BTC

Không chỉ khuôn định trong những dáng Ikebana cổ điển Nhật Bản thấm đẫm triết lý Thiên - Địa - Nhân, chị còn mang tới những dáng cắm phong phú, thể hiện tinh thần tự do, phóng khoáng, tận dụng được sự phong phú của hoa lá xứ nhiệt đới Việt Nam.

Do đặc thù tác phẩm nghệ thuật từ hoa có thời hạn, để có được triển lãm mãn nhãn người xem, chị Đỗ Thị Thu Phượng đã miệt mài cắm hoa suốt ba ngày đêm.

Có những tác phẩm chị phải mất cả buổi để chăm chút, tạo tác cho tới khi thật ưng ý. Có những tác phẩm chị phải chuẩn bị từ 1 tuần trước đó để đúng ngày khai mạc triển lãm hoa nở đẹp nhất.

Tác phẩm tự do sắc màu trong triển lãm Nhất khí nhất hoa - Ảnh: BTC
Tác phẩm tự do sắc màu trong triển lãm Nhất khí nhất hoa - Ảnh: BTC

Cắm hoa như một phép tu

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về niềm đam mê với nghệ thuật cắm hoa, chị Đỗ Thị Thu Phượng bảo với chị, cắm hoa Ikebana như một phép tu tập.

Khi cắm hoa, ấy là chị đang đối thoại với những bông hoa rồi để chúng dẫn dắt chị, như một người thầy dạy cho chị về thiên nhiên, về thẩm mỹ, về mối liên kết giữa mình và thiên nhiên.

“Ikebana không chỉ là nghệ thuật sắp đặt hoa, mà là cách chúng ta lắng nghe và đồng điệu với thiên nhiên”, chị Phượng nói.

Với chị, mỗi bông hoa, mỗi nhành cây đều có khí chất riêng, có cảm xúc riêng, với nguồn năng lượng mạnh mẽ.

Người cắm hoa cảm nhận khí chất của bông hoa, kết hợp với năng lượng và thẩm mỹ của người cắm hoa, tạo ra những tác phẩm là sự hòa quyện tinh túy giữa con người và thiên nhiên tuyệt đẹp.

Cho nên đến với triển lãm hoa này chính là bạn đã bước vào lời mời gọi khám phá mối liên kết sâu sắc giữa con người và tự nhiên của người nghệ nhân.

Ngắm một số tác phẩm tại triển lãm Nhất khí nhất hoa:

Một tác phẩm hoa tương tác với tủ gỗ - Ảnh: BTC
Một tác phẩm hoa tương tác với tủ gỗ - Ảnh: BTC
Hoa và trà tạo nên một không khí thiền định cho không gian triển lãm - Ảnh: BTC
Hoa và trà tạo nên một không khí thiền định cho không gian triển lãm - Ảnh: BTC
Một tác phẩm 'sắp đặt' của hoa lá - Ảnh: BTC
Một tác phẩm 'sắp đặt' của hoa lá - Ảnh: BTC
Tác phẩm đơn giản này đặt bên tượng Phật, nhận được sự chú ý của người xem - Ảnh: BTC
Tác phẩm đơn giản này đặt bên tượng Phật, nhận được sự chú ý của người xem - Ảnh: BTC
Một tác phẩm tại triển lãm - Ảnh: BTC
Một tác phẩm tại triển lãm - Ảnh: BTC
Ngắm hoa vào buổi tối là một trải nghiệm thú vị, triển lãm mở cửa đến 20h - Ảnh: BTC
Ngắm hoa vào buổi tối là một trải nghiệm thú vị, triển lãm mở cửa đến 20h - Ảnh: BTC
Mỗi bông hoa là một khí chất và rất nhiều năng lượng - Ảnh: T.ĐIỂU
Mỗi bông hoa là một khí chất và rất nhiều năng lượng - Ảnh: T.ĐIỂU
Cắm hoa với nghệ nhân là một phép tu, thì ngắm hoa với người xem cũng là một bước thiền định - Ảnh: T.ĐIỂU
Cắm hoa với nghệ nhân là một phép tu, thì ngắm hoa với người xem cũng là một bước thiền định - Ảnh: T.ĐIỂU
tuoitre.vn

Đọc thêm

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.
'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

Ra mắt ngày 4/4 tại các rạp trên toàn quốc, bộ phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư vốn “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả khắp cả nước. Chỉ sau 2 ngày công chiếu chính thức, 4 ngày chiếu sớm, bộ phim đã vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng và tiếp tục tăng.
Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ với chủ đề “Hồng Lĩnh tự hào địa linh” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách về tham dự Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Ngôi nhà trí tuệ - nơi lan tỏa tinh thần học tập

Ngôi nhà trí tuệ - nơi lan tỏa tinh thần học tập

Trải qua 4 năm triển khai, mô hình "Ngôi nhà trí tuệ" tại Hà Tĩnh đã khẳng định vai trò thúc đẩy phong trào khuyến học và xây dựng xã hội học tập tại các địa phương. Đây là nơi cung cấp nguồn tài liệu, sách báo phong phú đáp ứng nhu cầu học tập của người dân ở mọi lứa tuổi.