Lại “nóng” chuyện tuyển sinh đầu cấp ở thành phố Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Gần 2 tháng nữa việc tuyển sinh mới thực sự bắt đầu, nhưng trên địa bàn TP Hà Tĩnh, thông tin trước thềm năm học mới đã “nóng bỏng” ngay từ bây giờ.

Trung học cơ sở: Dự báo tăng lớp

Sau nhiều năm bình ổn, mùa tuyển sinh năm học 2020-2021 được dự báo là một năm khá “căng” đối với bậc THCS ở TP Hà Tĩnh, khi tỷ lệ học sinh đầu vào tăng so với đầu ra.

Lại “nóng” chuyện tuyển sinh đầu cấp ở thành phố Hà Tĩnh

Năm học tới toàn TP Hà Tĩnh sẽ tăng 5 lớp 6. Ảnh minh họa

Cô Trần Thị Thủy Nga, Trưởng phòng GD&ĐT TP Hà Tĩnh cho biết: “Cái khó của bậc THCS ở thành phố đó là năm nay tỉnh giao kế hoạch 155 lớp, trong lúc số lượng học sinh thực tế phải có 160 lớp. Với việc tăng thêm 5 lớp, năm học tới, thành phố sẽ thiếu 10 giáo viên bậc THCS”.

Theo số liệu khảo sát, năm học 2020-2021, TP Hà Tĩnh có hơn 2.000 học sinh lớp 6, trong đó dự kiến có 166 học sinh học tư thục, hơn 1.800 em sẽ học ở các trường công lập. Từ số liệu đó, dự kiến năm nay sẽ có 43 lớp 6 với sỹ số trên 42 em/lớp. Nguyên dân dẫn đến tình trạng này là do số lượng lớp 9 ra trường ít nhưng số đầu vào lớp 6 năm nay tăng”.

Lại “nóng” chuyện tuyển sinh đầu cấp ở thành phố Hà Tĩnh

Trường THCS Thạch Linh có 4 lớp 9 ra trường nhưng dự kiến sẽ đón 6 lớp 6 vào trường, vì thế năm học tới trường sẽ tăng 2 lớp. Ảnh minh họa

Việc tăng số lượng học sinh lớp 6, tăng lớp, xuất hiện ở hầu hết các trường, trong đó THCS Nam Hà tăng 1 lớp, Nguyễn Du 1 lớp, Lê Bình 1 lớp và Thạch Linh 2 lớp.

Cô Nguyễn Minh Chi, Hiệu trưởng Trường THCS Thạch Linh cho biết: “Năm nay trường có 160 học sinh ở 4 lớp 9 ra trường. Nhưng số liệu học sinh vào lớp 6 ở địa bàn tuyển sinh của trường (các phường Trần Phú, Thạch Linh) qua khảo sát ban đầu là 265 em – tương đương với 6 lớp. Đó là chưa có số liệu dự báo học sinh chuyển đến địa bàn từ dự án nhà ở xã hội”.

Để giải bài toán đầu vào cao hơn đầu ra, giải pháp mà thành phố đưa ra vẫn là xin tăng lớp, thêm giáo viên để đảm bảo cho tất cả học sinh đều được học tập.

Tiểu học: Duy trì hình thức phân địa bàn

Theo kế hoạch, năm học 2020-2021 bậc tiểu học ở thành phố có 288 lớp, tăng 9 lớp so năm học 2019-2020. Số lớp tăng chủ yếu ở các vùng ven như: Đại Nài, Đồng Môn, Thạch Quý, Thạch Hạ, Thạch Trung, Thạch Linh… cũng với lý do đầu vào cao hơn đầu ra.

Lại “nóng” chuyện tuyển sinh đầu cấp ở thành phố Hà Tĩnh

Các trường ở TP Hà Tĩnh đã cơ bản tuyển đủ giáo viên theo quy định. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, năm học vừa qua thành phố đã thực hiện việc tuyển dụng giáo viên đủ theo chỉ tiêu tỉnh giao. Cùng với đó, cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường nên dự báo đây là một năm tương đối bình ổn trong công tác tuyển sinh ở bậc tiểu học.

Số liệu khảo sát đến cuối tháng 5/2020 cho thấy: Năm nay toàn thành phố có khoảng 2.170 học sinh lên lớp 1, trừ số học sinh vào các trường tư thục, dự kiến sẽ có hơn 2.000 học sinh vào các trường tiểu học công lập với kế hoạch 63 lớp. Theo đánh giá của Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh, tuyển sinh đầu vào bậc tiểu học năm nay tương đối bình ổn. Tuy nhiên, để đảm bảo sỹ số ở các lớp, giảm áp lực cho những vùng trung tâm, việc tuyển sinh vẫn phải áp dụng hình thức ưu tiên, phân địa bàn như trước.

Lại “nóng” chuyện tuyển sinh đầu cấp ở thành phố Hà Tĩnh

Trường Tiểu học Bắc Hà được đầu tư xây dựng 12 phòng học mới...

Tại Trường Tiểu học Bắc Hà – địa chỉ luôn “nóng” trong trong mỗi mùa tuyển sinh, năm nay dự kiến sẽ “hạ nhiệt”. Đó là nhờ số lượng học sinh tương đối ổn định, thêm vào đó, thành phố vẫn tiếp tục thực hiện giải pháp phân vùng tuyển sinh sang Trường Tiểu học Nguyễn Du để “chia lửa” cho Bắc Hà. Đây cũng là trường tiểu học duy nhất ở TP Hà Tĩnh thực hiện giải pháp này.

Cô Trịnh Thị Ánh Tuyết - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Hà cho biết: “Khảo sát thực tế, toàn phường có 286 học sinh mầm non 5 tuổi lên lớp 1, trong đó chỉ tiêu kế hoạch ở trường là 6 lớp với 210 học sinh. Theo đó, năm nay thành phố vẫn tiếp tục áp dụng việc phân vùng tuyển sinh. Học sinh từ tổ dân phố 1 đến 7 tuyển sinh ở Bắc Hà; học sinh ở tổ 8 và 9 tuyển sinh ở Trường Tiểu học Nguyễn Du".

Lại “nóng” chuyện tuyển sinh đầu cấp ở thành phố Hà Tĩnh

...nên năm học tới sẽ chấm dứt tình trạng học nhờ ở văn phòng.

“Điều đáng mừng hơn cả là năm học sắp tới, trường sẽ đưa vào sử dụng nhà học 12 phòng mới, giáo viên cũng được bổ sung đầy đủ nên áp lực tuyển sinh, về phòng học đã được giải quyết” - cô Tuyết chia sẻ.

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.