Làm gì để ngăn chặn tình trạng chốt giá “vô tội vạ” trong đấu giá biển số xe?

(Baohatinh.vn) - Việc người trúng đấu giá biển số xe ô tô bỏ cọc là không sai với quy định hiện hành, song rõ ràng với quy định về xử lý hành vi bỏ cọc như hiện nay là chưa hợp lý, bởi nó dẫn tới các hệ luỵ.

Sau các phiên đấu giá biển số xe ô tô đầu tiên, nhiều người đã “chốt” các biển số với mức giá gây choáng, như: 51K-888.88 (hơn 32 tỷ đồng), 30K-555.55 (hơn 14 tỷ đồng), 30K-567.89 (hơn 13 tỷ đồng), 36A-999.99 (hơn 7,4 tỉ đồng)... Tuy nhiên, sau đó người trúng đã bỏ cọc, không nộp tiền lấy biển.

Làm gì để ngăn chặn tình trạng chốt giá “vô tội vạ” trong đấu giá biển số xe?

Biển số 51K-888.88 được "chốt" giá hơn 32 tỷ đồng tại phiên đấu giá ngày 15/9/2023. Ảnh: Internet.

Theo quy định pháp luật, trong 15 ngày kể từ ngày có văn bản phê duyệt kết quả đấu giá, người trúng phải nộp đủ số tiền đấu giá. Nếu vi phạm, kết quả đấu giá sẽ bị hủy, bị mất số tiền đặt cọc 40 triệu đồng, còn biển số được đấu giá lại.

Do vậy, với việc chỉ bỏ ra 40 triệu đồng tiền cọc, người trúng đấu giá đã “bỏ của chạy lấy người” sau khi “hét” các mức giá “trên trời” để đấu trúng cho bằng được biển số, mà không hề hấn gì.

Việc người đấu trúng bỏ cọc, đồng nghĩa với việc cơ hội của người thực sự cần có biển số đã bị trôi qua. Đồng nghĩa với việc công ty đấu giá phải tốn tiền của, sức lực, thời gian để tổ chức đấu giá lại (chuẩn bị hạ tầng, đường truyền, vận hành phần mềm, bố trí lực lượng giám sát quá trình đấu giá....), cho dù số tiền bỏ cọc đã được sung vào công quỹ, nhưng chẳng “thấm tháp” vào đâu so với việc tổ chức đấu giá lại.

Việc người trúng bỏ cọc là không sai với quy định hiện hành, song rõ ràng với quy định về xử lý hành vi bỏ cọc như hiện nay là chưa hợp lý, bởi nó dẫn tới các hệ luỵ như đã nêu ở trên.

Làm gì để ngăn chặn tình trạng chốt giá “vô tội vạ” trong đấu giá biển số xe?

Biển số 51K-888.88 được "chốt" giá hơn 15 tỷ đồng tại phiên đấu giá lại ngày 21/10/2023. Ảnh: Internet.

Thiết nghĩ, ngoài việc nêu cao trách nhiệm đối với xã hội của người tham gia đấu giá, thì cần có các chế tài xử lý mạnh hơn đối với việc bỏ cọc. Chẳng hạn như: tăng số tiền đặt cọc, mỗi khi trả giá, khách hàng phải nộp tiền vào tài khoản mới có thể trả giá, rút ngắn thời gian người trúng phải nộp đủ số tiền đấu giá (từ 15 ngày xuống ít hơn), áp dụng xử phạt đối với người bỏ cọc; cấm nguời bỏ cọc tham gia các phiên đấu giá tiếp theo...

Có như vậy, mới có thể ngăn chặn được tình trạng bỏ cọc, chốt giá “vô tội vạ”, gây mất thời gian, công sức của nhiều người.

Chủ đề Phòng chống tội phạm

Chủ đề Đấu giá

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.