Làm gì khi con yêu sớm

(Baohatinh.vn) - Cuộc sống vật chất đầy đủ cùng với sự tác động thông tin từ mạng xã hội và nhịp sống hiện đại, nhiều trẻ vị thành niên có xu hướng yêu sớm. Không ít em đã phải gánh những hậu quả đáng tiếc từ điều này.

Làm gì khi con yêu sớm

Tuổi vị thành niên có nhiều sự biến đổi về tâm sinh lý, dễ nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Ảnh minh họa internet.

Chị P.T. (TP Hà Tĩnh) có con gái xinh xắn đang học ở một trường THPT trên địa bàn thành phố. Cô bé có lực học khá và vẫn luôn nuôi ước mơ sau này sẽ thi vào ngành Luật. Từ nhỏ, em đã rất chăm ngoan, vâng lời nên vợ chồng chị T. khá yên tâm, tin tưởng con.

Nhưng khi bước vào lớp 11, con gái chị T. có biểu hiện chểnh mảng việc học hành, sau giờ học thường về muộn. Nhận thấy sự bất thường từ con, chị T. cũng nhắc nhở và quản lý con nhiều hơn.

Nhưng điều mà chị không thể ngờ tới là con gái chị đã bước vào mối quan hệ tình cảm với một nam sinh học lớp 12 cùng trường và cháu đã có thai ngoài ý muốn. Gần như chết lặng khi nghe con thú nhận điều đó, chị T. tự trách bản thân đã không gần gũi, sát sao hơn nữa với con và giáo dục con nhiều hơn về giới tính, sức khỏe sinh sản.

Chưa để lại hậu quả như con gái chị T. nhưng cô con gái đang học lớp 8 của chị N.L. (huyện Lộc Hà) cũng khiến cha mẹ đau đầu, bất lực. Cao lớn, phổng phao và xinh đẹp hơn các bạn cùng trang lứa nên con gái chị N.L. dễ trở thành tâm điểm chú ý, tán tỉnh của những học sinh nam cùng trường.

Làm gì khi con yêu sớm

Cán bộ Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh tuyên truyền, tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính cho học sinh.

Vì sớm trở thành tâm điểm nên cô bé rất thích đua đòi trưng diện, đã có bạn trai và không tập trung cho việc học. “Tôi vẫn thường xuyên nhắc nhở, tâm sự cùng con nhưng cháu khá bướng bỉnh, gần như bỏ ngoài tai những điều bố mẹ nói. Điều làm tôi lo lắng, bất an nhất là con yêu quá sớm. Lứa tuổi của con chưa đủ nhận thức, kiến thức để bảo vệ bản thân, rất dễ sa đà và để lại những hậu quả không mong muốn, ảnh hưởng đến tương lai”.

Trên thực tế trong cuộc sống ngày nay, những câu chuyện như của con gái chị P.T., N.L. không hiếm gặp. Ở tuổi vị thành niên, sự thay đổi về tâm sinh lý hay việc nảy sinh tình cảm với bạn khác giới là điều rất bình thường. Tuy nhiên, lứa tuổi này, các em vẫn còn “nửa trẻ con, nửa người lớn” nên chuyện yêu đương chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, việc học tập.

Để định hướng và trang bị kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản (SKSS) cho trẻ vị thành niên, các trường học trên địa bàn đã phối hợp với ngành chức năng và các đơn vị liên quan tổ chức nhiều chương trình hữu ích. Theo số liệu từ Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh, từ cuối tháng 10/2023 đến nay, đơn vị đã phối hợp tổ chức giao lưu, đối thoại về SKSS vị thành niên, thanh niên tại các trường học từ bậc THCS đến THPT trên địa bàn toàn tỉnh cho gần 20.000 lượt học sinh.

Làm gì khi con yêu sớm

Nhiều sân chơi, hội thi về tìm hiểu kiến thức sức khỏe sinh sản giúp học sinh nâng cao ý thức, tự bảo vệ bản thân.

Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh Nguyễn Trung Kiên cho biết: “Ở tuổi vị thành niên, cơ thể, tâm sinh lý của các em có rất nhiều thay đổi. Vì thế, hoạt động giao lưu đối thoại trở thành kênh truyền thông quan trọng góp phần giải đáp băn khoăn, giúp học sinh hiểu rõ hơn những thay đổi về thể chất, tâm sinh lý để từ đó chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn; có thái độ, hành vi lành mạnh trong tình bạn, tình yêu. Đây cũng là hoạt động tiếp nối đề án chăm sóc SKSS thanh niên, vị thành niên trên địa bàn Hà Tĩnh”.

Các ban, ngành, nhà trường đã nỗ lực để trang bị kiến thức, kỹ năng cho các em, nhưng để việc giáo dục giới tính, SKSS thanh niên, vị thành niên thật sự hiệu quả thì hơn ai hết, các bậc phụ huynh phải là người sát sao, nắm bắt tâm lý con em mình để kịp thời tư vấn, định hướng cho con trong những mối quan hệ, giúp các em có bước đệm vững chắc cho giai đoạn trưởng thành.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.