Lợi ích sức khỏe của hoa chuối

Phần lớn chúng ta đều thích chuối và biết được những lợi ích sức khỏe của loại quả này. Nhưng rất ít người biết hoa chuối cũng có rất nhiều lợi ích với sức khỏe nếu ăn thường xuyên.

Điều trị thiếu máu

Hoa chuối rất giàu sắt. Sắt là nguồn khoáng chất chính cần để duy trì việc sản sinh các tế bào máu khỏe mạnh. Vì vậy, hoa chuối có thể kích thích sản sinh các tế bào hồng cầu, từ đó chữa thiếu máu.

Điều trị chu kỳ kinh bất thường

Bằng cách điều chỉnh các hormon trong cơ thể, hoa chuối có thể giảm những rối loạn kinh nguyệt khác nhau như chu kỳ kinh bất thường, ra máu nhiều, đau vùng chậu trong kỳ kinh.

loi ich suc khoe cua hoa chuoi

Cải thiện khả năng tiết sữa

Một số dưỡng chất được tìm thấy trong hoa chuối có thể kích thích các ống dẫn sữa ở vú mẹ, do đó thúc đẩy tiết sữa nhiều hơn.

Giúp điều trị tiểu đường

Các nghiên cứu chỉ ra rằng hoa chuối có khả năng làm giảm lượng đường huyết ở mức độ đáng kể, do vậy kiểm soát các triệu chứng của tiểu đường.

Cải thiện sức khỏe tử cung

Vì hoa chuối rất giàu các chất dinh dưỡng như sắt, canxi và đồng nên nó giúp tăng cường sức khỏe thành tử cung và phòng ngừa các nhiễm trùng tử cung, từ đó cải thiện sức khỏe sinh sản.

Giảm táo bón

Vì hoa chuối giàu chất xơ, chúng có thể cải thiện nhu động ruột khiến cho chất thải dễ dàng đi qua ruột, từ đó giảm táo bón và trĩ.

Giảm viêm và nhiễm trùng

Hoa chuối có tính kháng khuẩn và chống viêm, vì vậy chúng có thể giảm các tình trạng như loét, đau khớp, nhiễm nấm. Chúng cũng giúp giảm viêm và nhiễm trùng trong cơ thể.

Theo BS Cẩm Tú/SKĐS

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?