Chuyện những đứa con dân tộc Chứt của chiến sĩ biên phòng Bản Giàng

(Baohatinh.vn) - Các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn người Chứt ở bản Rào Tre (Hương Liên - Hương Khê) được những người lính ở Đồn Biên phòng Bản Giàng (BĐBP Hà Tĩnh) nhận làm con đang được nuôi dạy chu đáo, chăm lo đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần.

Thực hiện chương trình “Con nuôi đồn biên phòng”, từ tháng 8/2019 đến nay, Đồn Biên phòng Bản Giàng (Hương Khê) đã nhận nuôi 4 em học sinh người đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên làm con nuôi. Hiện nay, các em Hồ Tiến Kiệm (SN 2006), Hồ Huyền Trang (SN 2009), Hồ Viết Hoàng (SN 2008), Hồ Thị Hằng (SN 2008) đều đã khá khôn lớn, chăm ngoan, đang theo học lớp 8, lớp 9 ở Trường THCS&THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh.

Chuyện những đứa con dân tộc Chứt của chiến sĩ biên phòng Bản Giàng

Trung tá Nguyễn Văn Thiên - Tổ trưởng Tổ công tác Rào Tre phát đồ dùng học tập cho các con nuôi người dân tộc Chứt.

Em Hồ Tiến Kiệm – lớp 9A, Trường THCS&THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh cảm động: “Bố mất sớm, mẹ hết đi rừng lại về làm rẫy để mưu sinh và nuôi 2 anh em, cuộc sống rất khó khăn, nhà từ xưa đến nay đều thuộc diện hộ nghèo. Vì vậy, nếu không có các bố biên phòng nuôi thì chắc chắn em sẽ không được đi học. Được đến trường cùng bạn bè trang lứa, được ăn no, mặc đẹp, chưa phải lao động nặng nhọc bằng chân tay..., chúng em biết ơn các bố và các thầy cô giáo rất nhiều. Em hứa sẽ tập trung học hành, nghe lời dạy bảo của người lớn để sau này trở thành một công dân tiến bộ, thực hiện mơ ước được trở thành người lính biên phòng để trở về cống hiến cho bản làng, cho công cuộc bảo vệ biên giới”.

Chuyện những đứa con dân tộc Chứt của chiến sĩ biên phòng Bản Giàng

Ngoài thời gian ở trường, các em được ăn ở, học tập, sinh hoạt trong đơn vị bộ đội.

Chương trình “Con nuôi đồn biên phòng” cũng là “cứu cánh” cho nữ sinh Hồ Thị Hằng trên hành trình tiếp bước chân trời tri thức. Gia đình em Hằng là hộ nghèo, có 5 người, bản thân bị khuyết tật vận động bẩm sinh nên mọi thứ dường như đều khó khăn hơn với em. May mắn, Hằng đã được Đồn Biên phòng Bản Giàng nhận làm con nuôi, chăm lo cho mọi thứ để em được đến trường như bao bạn khác. Em cùng 3 bạn khác sẽ được nuôi dạy, chăm lo cho toàn bộ đến lúc trưởng thành.

Em Hồ Thị Hằng tâm sự: “Bọn em rất vui và tự hào vì ngoài bố mẹ đẻ thì chúng em còn được các bố biên phòng chăm lo, nuôi dưỡng. Dù hoàn cảnh rất khó khăn nhưng khi làm con của các bố, chúng em được ăn ngon, mặc đẹp, học hành đầy đủ hơn so với các bạn khác trong bản, trong lớp. Ngoài ra, chúng em còn được các bố bày dạy về tác phong sinh hoạt, cử chỉ, nói năng chuẩn chỉ như những quân nhân. Để đáp lại tình cảm của các bố, bọn em phải cố gắng nhiều hơn để ngoan, giỏi hơn các bạn khác”.

Chuyện những đứa con dân tộc Chứt của chiến sĩ biên phòng Bản Giàng

Hình thành nếp sống ngăn nắp, gọn gàng, nhanh nhẹn, trách nhiệm... như những người lính.

Đồng hành với các em học sinh người dân tộc Chứt có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học, những người lính đeo quân hàm xanh ở miền biên viễn Hương Khê đã tình nguyện góp lương, trích quỹ tăng gia để thực hiện tốt mô hình “Con nuôi đồn biên phòng”. Mọi chi phí sinh hoạt, học tập của các em đều được BĐBP Bản Giàng chu cấp đầy đủ, kịp thời.

Ngoài phối hợp với nhà trường, chính quyền địa phương, dân bản để tạo điều kiện tốt nhất cho các cháu phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất thì Đồn Biên phòng Bản Giàng cũng đã bố trí nơi ăn, ở, sinh hoạt, học tập phù hợp và phân công cán bộ trực tiếp giúp đỡ, kèm cặp, hướng dẫn các em ngay tại đồn.

Chuyện những đứa con dân tộc Chứt của chiến sĩ biên phòng Bản Giàng

Cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã hình thành cho các em thói quen yêu lao động.

Anh Hồ Hà (phụ huynh em Hồ Thị Hằng) cảm động nói: “Cảm ơn BĐBP Bản Giàng đã tạo mọi điều kiện để chăm lo, nuôi dạy con cái của chúng tôi như chính con cái của các anh. Ngoài đón nhận tình thương, trách nhiệm thì ở trong đơn vị biên phòng các con chúng tôi còn được chăm lo về vật chất đầy đủ hơn ở nhà. Chúng tôi rất tin tưởng khi giao con cho BĐBP nuôi dạy với mong muốn các cháu sau này sẽ nên người, trở thành những người tiến bộ, có ích cho xã hội”.

Chuyện những đứa con dân tộc Chứt của chiến sĩ biên phòng Bản Giàng

Quân y Đồn Biên phòng Bản Giàng luôn quan tâm chăm sóc sức khỏe, kiểm tra thể trạng cho những đứa con nuôi.

Trung tá Nguyễn Văn Thiên - Tổ trưởng Tổ công tác Rào Tre (Đồn Biên phòng Bản Giàng) chia sẻ: “Chúng tôi bố trí phòng ở riêng cho các con ngay tại trạm biên phòng để có điều kiện chăm sóc, giáo dục các con. Các con cũng được chu cấp đầy đủ về quân áo, đồ dùng học tập, xe cộ, ăn uống... hằng ngày, hằng tuần. Vì điểm xuất phát thấp nên chúng tôi phải cẩn thận bày dạy cho các con đủ mọi điều, dù là cơ bản nhất, nhỏ nhặt nhất như: đi lại đảm bảo an toàn, cắt tóc gọn gàng, quần áo phải sạch sẽ, sinh hoạt ngăn nắp, chăm chỉ lao động; ở trường phải nghe lời thầy cô, chăm chỉ học tập, không được trốn học ra ngoài trường chơi bời; sống có trách nhiệm với bản làng, dần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, luôn nêu cao tinh thần bảo vệ biên giới...”

Chuyện những đứa con dân tộc Chứt của chiến sĩ biên phòng Bản Giàng

Những người bố nuôi đầy trách nhiệm nhắc nhở, dặn dò chu đáo mỗi khi các con lên đường đến trường.

Ông Đặng Bá Hải - Phó Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh cho biết: “Để nuôi dạy các con nuôi người dân tộc Chứt của Đồn Biên phòng Bản Giàng, giữa nhà trường và đơn vị thường xuyên giữ mối liên hệ phối hợp, trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, kiểm soát mọi vấn đề. Đặc biệt, chúng tôi đã phối hợp tốt trong việc vận động các em đến trường tham gia học tập, đến lớp đúng thời gian sau các kỳ nghỉ, ngày nghỉ, lễ tết; tăng cường gặp gỡ, trao đổi để nâng cao chất lượng giáo dục tư cách đạo đức, kiến thức, kỹ năng sống. Cùng đó là tạo mọi điều kiện tối đa về nơi ở, học hành, tổ chức phụ đạo thêm kiến thức, tăng cường giám sát các em trong thời gian sinh họat nội trú, khuyến khích các em hòa nhập tốt với môi trường xung quanh, sống có trách nhiệm với cộng đồng”.

Chủ đề Vì chủ quyền An ninh biên giới

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.