Bộ Y tế lưu ý 3 loại thuốc F0 điều trị tại nhà không được tự ý sử dụng

Đến chiều ngày 16/3, cả nước đã tiêm hơn 200,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Các địa phương đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; Bộ Y tế lưu ý 3 loại thuốc F0 điều trị tại nhà không được tự ý sử dụng.

Tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19

Bộ Y tế cho biết Bộ phối hợp với các địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn;

Đánh giá xu hướng tăng/giảm ca nặng, số ca nhập viện so với số ca mắc để đánh giá nguy cơ tình hình dịch, không để quá tải hệ thống y tế;

Tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 ; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;

Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chủ động tiếp cận trước các nguồn vaccine cho trẻ em dưới 12 tuổi (trước mắt là vaccine Pfizer theo đa số quốc gia trên thế giới);

Nâng cao năng lực thu dung, điều trị; giảm tối đa các trường hợp tử vong; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong;

Nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19, dự phòng cơ số thuốc kháng vi rút, thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, vật tư y tế cần thiết…tại các trạm y tế phường, xã, trạm y tế lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu tự điều trị COVID-19 tại nhà của người dân và giảm tải cho các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến trên. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn hỗ trợ người dân tự điều trị tại nhà...

Bộ Y tế lưu ý 3 loại thuốc F0 điều trị tại nhà không được tự ý sử dụng

3 loại thuốc mà F0 điều trị tại nhà không tự ý dùng khi chưa có chỉ định, kê đơn gồm: thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm.

3 loại thuốc F0 điều trị tại nhà không được tự ý sử dụng

Trong Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế đưa ra 3 loại thuốc mà F0 điều trị tại nhà không tự ý dùng khi chưa có chỉ định, kê đơn gồm: thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm.

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế chỉ rõ thuốc điều trị tại nhà gồm có:

- Thuốc hạ sốt: paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em (tùy theo cân nặng và độ tuổi): gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày.

Hướng dẫn liều lượng thuốc paracetamol cho trẻ em theo tuổi (chỉ dùng khi không biết cân nặng - tối ưu nhất là tính liều theo cân nặng của trẻ)

Bộ Y tế lưu ý 3 loại thuốc F0 điều trị tại nhà không được tự ý sử dụng

Ghi chú: Uống paracetamol khi sốt trên 38,5 0 C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.

- Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.

- T huốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin..., số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trong khi sử dụng thuốc.

- Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.

- Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh (nếu cần, đủ sử dụng trong 01- 02 tuần).

Cả nước đã tiêm hơn 200,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19

Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 13h30 ngày 16/3 cho biết cả nước đã tiêm hơn 200,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 , trong đó ngày 15/3, cả nước tiêm 364.934 liều vaccine.

Số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên tính đến ngày 15/3 là 183.461.422 liều, trong đó mũi 1: 70.915.508 liều; Mũi 2: 69.312.022 liều; Mũi bổ sung: 14.542.915 liều; Mũi 3: 28.690.977 liều

Đến nay đã có 47/63 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 95%; Còn 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 90% đến dưới 95%.

Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.054.807 liều, trog đó mũi 1: 8.748.986 liều; Mũi 2: 8.305.821 liều.

Đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; Còn lại 6/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.

Bộ Y tế lưu ý 3 loại thuốc F0 điều trị tại nhà không được tự ý sử dụng

Đến chiều ngày 16/3, cả nước đã tiêm hơn 200,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19.

Tin liên quan:

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?
Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?
5 quy tắc quan trọng khi cho trẻ đi bơi

5 quy tắc quan trọng khi cho trẻ đi bơi

Một hoạt động mà trẻ rất yêu thích khi vào hè là bơi lội nên phụ huynh cần cảnh giác tối đa trước những hiểm họa tiềm tàng có thể xuất hiện khi trẻ chơi dưới nước.
Viêm loét dạ dày và cách phòng ngừa

Viêm loét dạ dày và cách phòng ngừa

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa ngày càng phổ biến. Khi phát hiện sớm, bệnh dễ dàng được chữa khỏi, nhưng nếu để kéo dài, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày.