“Mềm hóa” công tác tuyên truyền, đưa pháp luật đến gần với người dân

(Baohatinh.vn) - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua được các cấp, ngành, địa phương ở Hà Tĩnh quan tâm thực hiện. Các hình thức tuyên truyền được triển khai dễ nhớ, hấp dẫn, tránh được sự cứng nhắc, khô khan đã góp phần đưa pháp luật đến gần hơn với người dân.

Mềm hóa công tác tuyên truyền, đưa pháp luật đến gần với người dân

Hà Tĩnh tổ chức thành công Hội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh năm 2023, với sự góp mặt của 13 đội thi.

“Mềm hóa” công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Khép lại chuỗi hoạt động sôi động trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2023 của tỉnh là thành tích giải nhất Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV của đội thi Hà Tĩnh. Để có được thành tích này, trước đó, Hà Tĩnh đã tổ chức thành công hội thi cấp tỉnh, với sự góp mặt của 13 đội thi và 39 hòa giải viên tiêu biểu đại diện cho gần 2.000 hòa giải viên đến từ các địa phương. Sau những cuộc tranh tài sôi nổi, Ban Tổ chức đã lựa chọn, đánh giá và trao giải nhất chung cuộc cho đội thi huyện Kỳ Anh.

Mềm hóa công tác tuyên truyền, đưa pháp luật đến gần với người dân

Đội thi tỉnh Hà Tĩnh giành giải nhất tại Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc năm 2023.

Ông Lê Đình Nhất - Trưởng phòng Tư pháp huyện Kỳ Anh cho biết: “Thật vinh dự và tự hào khi chúng tôi được đại diện cho tỉnh tham gia hội thi toàn quốc và đạt giải cao. Điều quan trọng nhất là, thông qua hội thi, những người làm công tác tư pháp nói chung, các hòa giải viên nói riêng có cơ hội nắm bắt sâu hơn về các quy định pháp luật liên quan đến công tác hòa giải. Đồng thời, đây cũng là hình thức tuyên truyền PBGDPL sâu rộng, hiệu quả đến với mọi tầng lớp nhân dân”.

Bà Nguyễn Thị Nhân (phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Hội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa nên bà con chúng tôi rất thích thú khi xem. Thông qua đó, những nội dung pháp luật đã được các đội truyền tải đến khán giả một cách sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ, tránh được sự cứng nhắc, khô khan”.

Mềm hóa công tác tuyên truyền, đưa pháp luật đến gần với người dân

Đại diện Ban CHQS huyện, Phòng Tư pháp và Huyện đoàn Kỳ Anh trao giải Hội thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu Luật Nghĩa vụ quân sự tại Trường THPT Nguyễn Huệ (Kỳ Anh).

Có thể thấy, việc “mềm hóa” công tác PBGDPL bằng hình thức sân khấu hóa qua tổ chức các hội thi ngày càng phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân. Cũng chính vì thế, năm 2023, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị đã lựa chọn và triển khai rộng khắp các loại hình PBGDPL này.

Hầu hết các địa phương đã tổ chức phiên tòa giả định trong các trường học. Đây là hình thức tuyên truyền pháp luật sinh động, thu hút sự quan tâm theo dõi của giáo viên cũng như học sinh. Các vụ việc được tái hiện trong phiên tòa giả định vừa có tác dụng răn đe, vừa giúp người tham dự hiểu thêm các quy định pháp luật, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là đối với các em học sinh.

Mềm hóa công tác tuyên truyền, đưa pháp luật đến gần với người dân

Phiên tòa giả định tuyên truyền về tình trạng lừa đảo trên không gian mạng tại Trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh).

Lần đầu tiên tham dự phiên tòa giả định tuyên truyền về tình trạng lừa đảo trên không gian mạng do nhà trường tổ chức, em Nguyễn Như Anh - lớp 10A4, Trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Phiên tòa giả định đã giúp em hiểu và nhận thức đầy đủ hơn về việc phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng. Tình huống được các bạn và anh chị lớp trên diễn chân thật, các kiến thức về pháp luật tại phiên tòa rất dễ hiểu”.

Cũng với hình thức sân khấu hóa, huyện Cẩm Xuyên đã tổ chức hội thi “Hòa giải viên giỏi cấp huyện” theo 3 khu vực, hội thi “Học sinh với ATGT” dưới hình thức sân khấu hóa, ra mắt mô hình “Học sinh nói không với ma túy”; huyện Kỳ Anh tổ chức hội thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu kiến thức pháp luật về nghĩa vụ quân sự; huyện Thạch Hà tổ chức phiên tòa giả định xét xử tội “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự”; TX Kỳ Anh tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về cải cách hành chính... Bộ CHQS tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức thành công hội thi “Dân vận khéo” dưới hình thức sân khấu hóa.

Mềm hóa công tác tuyên truyền, đưa pháp luật đến gần với người dân

Sở Tư pháp phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức lễ phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”

Ứng dụng công nghệ trong tuyên truyền

Bên cạnh việc “mềm hóa” công tác PBGDPL một cách trực quan, sinh động, dễ nhớ bằng hình thức sân khấu hóa, hoạt động tuyên truyền pháp luật còn được các địa phương triển khai bằng các cuộc thi trực tuyến phù hợp với thời kỳ chuyển đổi số, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.

Trong đó, nổi bật như: tìm hiểu pháp luật giao thông đường bộ (TX Hồng Lĩnh); cải cách hành chính và chuyển đổi số (TP Hà Tĩnh); tìm hiểu pháp luật về ATGT, phòng, chống bạo lực học đường và tác hại thuốc lá (huyện Kỳ Anh). Nhiều đơn vị cấp tỉnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến như Sở Công thương thi tìm hiểu cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chuyển đổi số lĩnh vực công thương; Sở TT&TT tham mưu, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số...

Gần đây, Sở Tư pháp phối hợp với BHXH tỉnh tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về BHXH, BHYT”, thu hút 102.807 người tham gia thi với 172.638 lượt thi. Bà Lê Thị Thanh Huyền - Trưởng phòng Tư pháp huyện Hương Khê đánh giá: “Cuộc thi chính là kênh phổ biến, giáo dục pháp luật quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, từ đó tích cực tham gia BHXH, BHYT cho bản thân và gia đình. Với lượt dự thi tăng nhanh cho thấy cuộc thi đã thực sự lan tỏa sâu rộng”.

Mềm hóa công tác tuyên truyền, đưa pháp luật đến gần với người dân

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế” thu hút đông đảo người dân trên địa bàn Hà Tĩnh tham gia.

Cùng với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, các hình thức tuyên truyền pháp luật truyền thống như: hội nghị tập huấn, cấp phát tài liệu, qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, cổng/trang thông tin điện tử và mạng xã hội, lồng ghép trong sinh hoạt thôn xóm, đoàn thể cũng được các địa phương, đơn vị tập trung thực hiện và phát huy hiệu quả.

Năm 2023, toàn tỉnh đã tổ chức hơn 5.000 cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp; cấp phát 400.000 tờ rơi, tờ gấp, tài liệu tuyên truyền. Báo Hà Tĩnh và Đài PT-TH tỉnh phối hợp xây dựng nhiều chương trình, chuyên trang, chuyên mục đăng tải các bài viết, tin tức liên quan đến pháp luật, với nội dung thiết thực, ý nghĩa.

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: “Với vai trò cơ quan thường trực, chúng tôi đã tham mưu cho Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành kế hoạch hoạt động tuyên truyền; ký kết chương trình phối hợp với 9 cơ quan, đơn vị và tổ chức triển khai có chất lượng, hiệu quả. Chính việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác PBGDPL đã tạo sự chuyển biến tích cực về hiểu biết và ý thức chấp hành, thượng tôn pháp luật của người dân Hà Tĩnh. Đây chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững ANTT, giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật. Thời gian tới, các địa phương cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác PBGDPL. Đặc biệt, chú trọng đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền nhằm “mềm hóa” công tác PBGDPL”.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.