Mục sở thị bữa trưa bán trú của trẻ Mầm non I TP Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Bếp ăn bán trú của Trường Mầm non I (phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh) áp dụng quy tắc một chiều đảm bảo an toàn vệ sinh từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến chế biến thành phẩm giúp các bậc phụ huynh an tâm giữa bối cảnh vấn đề bữa ăn học đường không đạt chuẩn đang gây hoang mang, bức xúc trong dư luận.

Mục sở thị bữa trưa bán trú của trẻ Mầm non I TP Hà Tĩnh

Bếp ăn của Trường Mầm non I phục vụ 3 bữa gồm: sáng, trưa và chiều với thực đơn đa dạng, thay đổi hàng ngày cho gần 400 học sinh bán trú. Nếu như bữa sáng và bữa chiều các em nhỏ được phục vụ các món như cháo, miến, phở, mì, xôi, bánh gato và sữa, thì bữa trưa, về cơ bản, mỗi suất ăn sẽ gồm có cơm, canh, món mặn và hoa quả tráng miệng.

Mục sở thị bữa trưa bán trú của trẻ Mầm non I TP Hà Tĩnh

Việc tiếp nhận thực phẩm cho từng bữa sẽ được thực hiện theo từng khung giờ cụ thể trong ngày. Hoàn thành bữa trước thì mới tiếp nhận nguyên liệu cho bữa sau. Với bữa ăn trưa, nhà bếp thường nhận nguyên liệu vào khoảng 7 giờ sáng. Sau khi kiểm tra chất lượng thực phẩm, các nhân viên nhà bếp sẽ tiến hành sơ chế.

Mục sở thị bữa trưa bán trú của trẻ Mầm non I TP Hà Tĩnh

Thực đơn bữa trưa hôm nay cho các em học sinh gồm cơm, cá thu sốt cà chua, canh rau vặt cua đồng và chuối tráng miệng. Cá thu sau khi tiếp nhận được rửa sạch, luộc sơ qua rồi gỡ xương trước khi mang chế biến. Cô Hoàng Thị Kim Oanh – Hiệu phó nhà trường cho biết: “Để phù hợp với các em học sinh đang ở lứa tuổi mầm non, các món ăn đều phải được sơ chế cẩn thận như cá phải được gỡ xương, tôm bóc vỏ, thịt bằm…; đồng thời được chế biến mềm hơn so với đồ ăn người lớn để bé dễ hấp thụ chất dinh dưỡng”.

Mục sở thị bữa trưa bán trú của trẻ Mầm non I TP Hà Tĩnh

Cũng theo cô Oanh, Trường Mầm non I thành phố Hà Tĩnh chỉ ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp có giấy phép kinh doanh, có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại thực phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Mục sở thị bữa trưa bán trú của trẻ Mầm non I TP Hà Tĩnh

“Bếp ăn của trường áp dụng quy tắc một chiều. Thiết kế bếp phân chia theo từng khu riêng biệt như khu tiếp nhận nguyên liệu, vệ sinh, sơ chế, chế biến... giúp toàn bộ quy trình nấu ăn được quản lý chặt chẽ, đảm bảo ngăn ngừa nhiễm chéo giữa các công đoạn” - cô Oanh nói. Trong ảnh: Rau, củ được rửa sạch, thái nhỏ, sẵn sàng chế biến.

Mục sở thị bữa trưa bán trú của trẻ Mầm non I TP Hà Tĩnh

Hiện bếp ăn của trường có 11 nhân viên được phân chia thành 4 vị trí chính gồm: nhân viên nấu ăn, nhân viên sơ chế, nhân viên chia ăn và phụ bếp. Ngoài ra, nhà trường còn thành lập tổ kiểm tra chất lượng và lưu giữ mẫu thức ăn hàng ngày để theo dõi. Trong ảnh: Các nhân viên nhà bếp chuẩn bị cua đồng để nấu bữa trưa.

Mục sở thị bữa trưa bán trú của trẻ Mầm non I TP Hà Tĩnh

Nhà trường trang bị tủ nấu cơm công nghiệp 10 khay đủ công suất phục vụ cho hơn 400 học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Mục sở thị bữa trưa bán trú của trẻ Mầm non I TP Hà Tĩnh

Các vật dụng, bát, đũa được sấy nóng bằng máy trước khi sử dụng.

Mục sở thị bữa trưa bán trú của trẻ Mầm non I TP Hà Tĩnh

10h30 trưa, chuông báo hết giờ học, các em nhỏ được cô giáo hướng dẫn rửa tay, sắp xếp lại bàn ghế, chuẩn bị ăn trưa. Đến giờ ăn, các em xếp hàng ngay ngắn chuẩn bị nhận đồ ăn.

Mục sở thị bữa trưa bán trú của trẻ Mầm non I TP Hà Tĩnh

Để tập cho bé tính tự lập, các em được cô giáo hướng dẫn cách tự cầm khay đồ ăn, cẩn thận mang về chỗ ngồi.

Mục sở thị bữa trưa bán trú của trẻ Mầm non I TP Hà Tĩnh

Các em nhỏ thưởng thức bữa ăn trưa vừa ngon lành vừa đảm bảo dinh dưỡng, hợp vệ sinh.

Mục sở thị bữa trưa bán trú của trẻ Mầm non I TP Hà Tĩnh

Những bữa trưa được chăm chút không chỉ đem tới sự hài lòng cho học sinh mà còn giúp các em hình thành trách nhiệm cũng như thói quen ăn uống lành mạnh.

Chủ đề Ẩm thực

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Diễn đàn “Điều em muốn nói” được các trường học ở Hà Tĩnh tổ chức góp phần mở “cánh cửa” tâm hồn của học sinh, giúp người lớn thấu hiểu, đồng hành với các em trên hành trình trưởng thành.