Mỹ bán tên lửa đánh chặn tầm cao cho Đài Loan

Hãng AP dẫn nguồn tin quân sự Mỹ xác nhận, trong lô vũ khí nước này muốn bán cho đảo Đài Loan có cả tên lửa đánh chặn tầm cao SM-2.

Chiến hạm Mỹ phóng tên lửa SM-2.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Heather Nauert cho biết: "Chính quyền đã chính thức thông báo với quốc hội 7 đề xuất bán vũ khí cho Đài Loan (Trung Quốc). Hiện nó có trị giá khoảng 1,42 tỷ USD".

Lô vũ khí nằm trong thương vụ lần này bao gồm một số hệ thống radar, tên lửa chống bức xạ, ngư lôi... Và đặc biệt là các thành phần tên lửa đánh chặn tầm cao SM-2.

Cùng với việc xác nhận về kế hoạch bán vũ khí và khí tài cho Đài Loan, vị phát ngôn Heather Nauert cũng cho biết, Mỹ vẫn không hề thay đổi chính sách "Một Trung Quốc" đã tồn tại từ lâu.

Được biết, ngay trước khi công khai về thương vụ vũ khí này, Mỹ đã công khai khuyên đảo Đài Loan thay vì mua sắm chiến đấu cơ, Đài Loan nên tăng cường tên lửa đất đối không để đề phòng có biến.

Theo Công ty Nghiên cứu quốc phòng RAND của Mỹ, đảo Đài Loan đang đối mặt với thách thức phòng không khó khăn nhất trên thế giới, hệ thống phòng không hiện tại chưa đủ mạnh để tạo thành chiếc ô phòng thủ an toàn nhằm đối phó với một cuộc tấn công của Trung Quốc.

Trong khi đó, Bắc Kinh có đủ khả năng tiêu diệt các chiến đấu cơ Đài Loan ngay tại căn cứ. Vì vậy, sẽ là hiệu hơn khi hòn đảo này cần phải điều chỉnh chiến lược phòng không của mình, bản báo cáo của RAND nếu rõ.

Do vị trí địa lý quá gần với Trung Quốc, chính vì thế máy bay Đài Loan đều nằm trong tầm uy hiếp cực lớn của hỏa lực quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Vì vậy, Đài Bắc cần phải điều chỉnh lại chiến lược phòng không, bằng cách tăng cường hệ thống phòng vệ tên lửa đất đối không tầm ngắn, tính cơ động cao, thay vì đầu từ vào máy bay hiện đại, RAND phân tích.

Điểm yếu về hệ thống phòng thủ của Đài Bắc trước Trung Quốc không phải bây giờ mới được nhắc đến, mà ngay từ năm 2014, Tạp chí quốc phòng Kanwa ở Canada đã chỉ ra điểm yếu này.

Cụ thể, dù hệ thống radar PAVE PAWS ở Đài Loan có tầm hoạt động trong khoảng từ 2.500 đến 3.000 km không thể tiên tiến bằng radar của Mỹ có tầm hoạt động 5.600 km, nhưng theo Andrei Chang - Tổng biên tập người Hoa, chủ biên tờ Tạp chí quốc phòng Kanwa ở Canada, hệ thống này vẫn đủ khả năng dò tìm và theo dõi được hầu hết tên lửa được phóng từ Trung Quốc.

Radar của Đài Loan về lý thuyết có thể phát hiện tên lửa Trung Quốc phóng đi từ Đông Bắc Trung Quốc cho tới tỉnh Vân Nam (ở Tây Nam TQ). Duy nhất chỉ có hoạt động phóng của đơn vị Lữ đoàn tên lửa 812 của Trung Quốc bố trí ở tỉnh Thanh Hải là radar của Đài Loan có thể không đón bắt được.

Đài Loan không chỉ có khả năng giám sát các vụ phóng tên lửa của Trung Quốc, hệ thống radar của Đài Loan hoàn toàn có thể dùng để giám sát các vụ phóng hỏa tiễn của CHDCND Triền Tiên.

Tuy nhiên, Kanwa Defense Review của tổng biên tập Andrei Chang nói rằng hệ thống cảnh báo tên lửa của Đài Loan cũng không thể đảm bảo an toàn cho toàn bộ hòn đảo.

Nguồn tin này cho biết thêm, với các loại tên lửa như tên lửa hành trình CJ-10, DF-15, DF-21, tên lửa chống tán xạ radar Kh-31P, tên lửa điều khiển truyền hình Kh-59T Trung Quốc có thể thổi bay các trạm lắp đặt radar cảnh báo của Đài Loan.

Theo baodatviet.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói