Mỹ xác nhận tái trang bị RQ-170 cho biệt đội tấn công

Không quân Mỹ vừa chính thức xác nhận tái trang bị máy bay tấn công không người lái (UCAV) RQ-170 kể từ năm 2011 sau khi bị Iran thu giữ một chiếc.

Thông báo của Không quân Mỹ cho biết, những chiếc RQ-170 hoạt động trở lại được trang bị cho biệt đội tấn công số 432 tại Căn cứ Không quân Creech ở Nevada và biệt đội tấn công VMFA-112 ở Thành phố Fort Worth (bang Texas).

“Việc những chiếc RQ-170 Sentinel chính thức hoạt động trở lại sau chuyến thăm của Tướng Mark Kelly, tư lệnh Bộ Chỉ huy tác chiến trên không (ACC) tại những căn cứ này hồi tháng 10/2020. Trong quá trình hoạt động kể từ đó đến nay, máy bay này đã phối hợp hoạt động cùng chiếc MQ-9 tại nhiều khu vực khác nhau”, Không quân Mỹ cho biết.

Mỹ xác nhận tái trang bị RQ-170 cho biệt đội tấn công

Máy bay RQ-170.

Nói về nguyên nhân RQ-170 tiếp tục được tin dùng dù đã ra đời cách đây hơn 10 năm, Không quân Mỹ cho biết: “Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều tính năng và công nghệ của dòng UCAV này vẫn là mẫu mực với thể giới. Vì vậy, chúng sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong nhiều năm tới”.

Khi được tái trang bị, RQ-170 sơn màu xám nhạt/kem cùng với các đặc điểm riêng của dòng máy bay này là hệ thống cảm biến ở bụng cùng với chiếc bướu SATCOM ở lưng.

Hiện không rõ những nhiệm vụ RQ-170 đã thực hiện kể từ tháng 10/2020 nhưng theo Air Recognition, máy bay tấn công không người lái này đã cùng biệt đội tấn công VMFA-112 thực hiện cuộc diễn tập chớp nhoáng.

Thành phần tham gia cuộc diễn tập bao gồm RQ-170, tiêm kích tàng hình F-22 Raptor, F-35, B-2 Spirit. Cuộc diễn tập áp chế phòng không đối phương (SEAD), khả năng xâm nhập đường không tầm thấp (LO) và tương tác giữa máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5.

Diễn tập được tổ chức tại căn cứ không quân Nellis, Nevada. Mục tiêu chính là thử nghiệm sử dụng F-35 cho nhiệm vụ SEAD, còn được gọi là “phi vụ chồn hoang”, chiến thuật áp chế phòng không khi Không quân Mỹ phải chiến đấu với hỏa lực phòng không nhiều tầng.

Tiêm kích F-35 đã nhận được sự hỗ trợ của máy bay tác chiến điện tử EA-18G để gây nhiễu mạng lưới radar của đối phương. Trong khi đó, F-22 sẽ đảm nhận vai trò chiếm ưu thế trên không, kết hợp với chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle mở đường xuyên qua mạng lưới phòng không để RQ-170 và B-2 Spirit tấn công sâu vào lãnh thổ kẻ thù.

SEAD là một trong những nhiệm vụ nguy hiểm nhất đối với phi công. Mục tiêu của nhiệm vụ SEAD là phá hủy mạng lưới radar để vô hiệu hóa năng lực tác chiến của các hệ thống phòng không.

Cuộc tập trận liên quan đến máy bay tàng hình nhưng chúng không hoàn toàn bay thẳng vào vùng phát sóng của radar. Đặc biệt là tiêm kích F-35, nó được trang bị hơn 20 cảm biến và ăng ten khác nhau, giúp thu thập thông tin điện tử từ chiến trường.

Những thông tin từ hệ thống cảm biến cho phép vạch ra đường bay xung quanh rìa phủ sóng của radar đối phương, nơi mà sự xuất hiện tình cờ của F-35 trên radar có thể bị nhầm là chim hoặc nhiễu tín hiệu.

Kết quả cuộc diễn tập thu được hiện vẫn được Mỹ bảo mật nhưng chỉ với sự xuất hiện của RQ-170 cũng đủ khiến giới chuyên gia thấy bất ngờ bởi đây là lần đầu tiên dòng UCAV tuyệt mật này được Mỹ tái sử dụng sau nhiều năm đóng băng vì sự cố tại Iran.

Hồi năm 2011, một chiếc RQ-170 bị Iran dùng hệ thống áp chế điện tử bắt sống khi chiếc máy bay này tham gia nhiệm vụ do thám trên không phận Tehran.

Sau nỗ lực đòi lại bất thành, đặc biệt khi Tehran đã công bố bản sao của RQ-170 với những tính năng không hề kém nguyên bản. Đây được coi là nguyên nhân khiến Mỹ quyết định đóng băng tất cả những máy máy RQ-170 đang phục vụ và ngừng sản xuất mới.

Theo Ngọc Hòa/Baodatviet

Chủ đề Vũ khí quân sự

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.