Nâng cao kỹ năng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

(Baohatinh.vn) - 736 đại biểu làm công tác tham mưu, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tại Hà Tĩnh được nâng cao kiến thức, kỹ năng liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Sáng 30/6, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), được kết nối trực tuyến tới 13 điểm cầu huyện, thị, thành phố trên toàn tỉnh.

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) Hồ Quang Huy và Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng chủ trì hội nghị.

Hội nghị có sự tham dự của 736 đại biểu là trưởng, phó các phòng, trung tâm; công chức Phòng Xây dựng, kiểm tra và theo dõi thi hành pháp luật (Sở Tư pháp); công chức làm công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của các sở, ban, ngành; đại diện phòng tư pháp cấp huyện, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã.

Nâng cao kỹ năng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hồ Quang Huy và Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng chủ trì hội nghị.

Khai mạc hội nghị, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hồ Quang Huy khẳng định: Thời gian qua, công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại các địa phương đã chuyển biến tích cực; đảm bảo tính thống nhất, minh bạch của hệ thống pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.

Nâng cao kỹ năng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hồ Quang Huy khai mạc hội nghị.

Việc tổ chức hội nghị nhằm mục đích nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành. Đây cũng là diễn đàn để cơ quan, đơn vị, các công chức làm công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL trao đổi, nhận diện sâu sắc hơn về thực trạng, hạn chế, khó khăn trong công tác xây dựng pháp luật của địa phương. Qua đó, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, xác định các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban hành.

Tại hội nghị, đại biểu được nghe các giảng viên của Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp) giới thiệu một số vấn đề về kiểm soát chất lượng văn bản QPPL của chính quyền địa phương để đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Nâng cao kỹ năng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

Giảng viên Trần Mạnh Hiếu - Trưởng phòng Kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL khối kinh tế (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật) hướng dẫn nhận diện một số lỗi thường gặp trong công tác kiểm tra, rà soát.

Ban hành văn bản QPPL là hoạt động cơ bản, mang tính pháp lý, là công cụ quan trọng của chính quyền địa phương để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình. Văn bản QPPL thể hiện đúng, đầy đủ, thống nhất, minh bạch các chính sách, pháp luật của nhà nước sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH.

Các đại biểu tiếp cũng được nghe thông tin về một số lỗi thường gặp trong xây dựng văn bản thông qua công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL; giải pháp, kinh nghiệm thực hiện công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL tại tỉnh Hà Tĩnh.

Cũng tại hội nghị, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương đã trao đổi một số khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản và đã được các báo cáo viên hướng dẫn, giải đáp cụ thể.

Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng nhấn mạnh, hội nghị nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu và thực hiện công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, bảo đảm tiến độ trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện thể chế, thực thi pháp luật ở địa phương.

Nâng cao kỹ năng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng phát biểu.

Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị các đại biểu tham gia tập huấn có trách nhiệm hướng dẫn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị mình và triển khai đến cấp xã công tác ban hành văn bản QPPL.

Đọc thêm

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Suốt phiên xử, bị cáo Trịnh Văn Sơn (trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tỏ ra hối hận do không làm chủ được hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.
Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Đổi đời bằng... mạng sống

Đổi đời bằng... mạng sống

Chưa kịp “đổi đời” từ việc vận chuyển thuê ma túy, 2 bị cáo Yia Song và Keo Song (Quốc tịch Lào) đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên mức án tử hình.