Nắng hè không đẩy lùi được COVID-19, tại sao?

Tháng 7 sắp trôi qua, mọi hi vọng về "nhiệt độ mùa hè đẩy lùi dịch COVID-19" đã tan như bong bóng. Các nhà khoa học cảm thấy đau lòng bởi đây là điều đã được dự báo trước nhưng số đông vẫn xem thường.

Nắng hè không đẩy lùi được COVID-19, tại sao?

Dân California đổ ra bãi biển trong mùa hè này dù số ca nhiễm COVID-19 tăng chóng mặt ở Mỹ - Ảnh: AP

Khi dịch COVID-19 bùng lên ở Mỹ hồi tháng 3, các quan chức Nhà Trắng, bao gồm Tổng thống Donald Trump, từng cho rằng nhiệt độ và độ ẩm cao của mùa hè sẽ giúp làm chậm sự lây lan của chủng virus corona mới.

Trong cuộc họp báo ngày 24-4, ông William Bryan - quyền thứ trưởng phụ trách khoa học và công nghệ, Bộ An ninh nội địa Mỹ - vẫn khẳng định có bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 sẽ chết nhanh dưới ánh sáng mặt trời.

Các nhà khoa học khi đó vẫn tỏ ra thận trọng, vì vào thời điểm đó đã có nhiều ổ dịch xuất hiện ở các quốc gia nhiệt đới, và thậm chí ở một số bang miền nam Mỹ đang trải qua đợt nóng kỷ lục.

Đến bây giờ là giữa mùa hè, mọi hồ nghi đã trở thành hiện thực khi Mỹ ghi nhận hơn 3,4 triệu ca nhiễm COVID-19, số ca nhiễm mới tăng mỗi ngày liên tục phá kỷ lục, đặc biệt là ở các bang thuộc “vành đai Mặt trời” như Florida, Arizona, Texas...

Thật ra ông Trump hay ông Bryan nói không sai, virus corona quả thật yếu đi dưới dưới ánh sáng và cái nóng, nhưng họ không phải chuyên gia để nhận ra còn thiếu một mảnh ghép rất quan trọng.

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Science ngày 15-5, nhóm nghiên cứu của Viện Môi trường ĐH Princeton kết luận rằng mùa hè sẽ không ảnh hưởng nhiều đến đại dịch COVID-19 vì lý do: SARS-CoV-2 là virus mới, đề kháng của con người với nó gần như bằng 0.

Giáo sư Colin Carlson - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và biến đổi khí hậu (ĐH Georgetown), tỏ ra không ngạc nhiên với thực tế trước mắt. Ông nói giới khoa học rất thất vọng khi các thông điệp sai lầm về virus corona cứ lan truyền trong cộng đồng.

“Tôi nghĩ chắc hầu hết người Mỹ tin rằng ánh sáng và cái nóng sẽ giết chết virus, và anh có thể đi ra ngoài mà không hề hấn gì. Thực tế cho dù anh ở ngoài trời, anh vẫn có thể lây và nhiễm virus nếu ở gần đám đông”, GS Carlson giải thích.

Còn giáo sư Sadie Jane Ryan, ĐH Florida, giải thích rằng về mặt tâm lý, khi một căn bệnh mới như COVID-19 xuất hiện, con người ta có xu hướng bám víu lấy mọi thứ chừng như một phương thuốc khả dĩ hoặc một lý do trấn an rằng nó an toàn.

Ông Marshall Shepherd, giám đốc chương trình khoa học khí quyển ĐH Georgia, gọi hiện tượng đó là “sự mộng tưởng”.

“Con người vẽ ra những kịch bản trong tâm trí, nhưng chúng không ăn nhập gì với khoa học và dữ liệu. Ngay từ đầu chúng ta không biết gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ và COVID-19”, ông giải thích.

Có một chi tiết đáng chú ý trong nghiên cứu của ĐH Princeton: nhóm khoa học kết luận rằng vào một thời điểm nào đó trong tương lai, virus SARS-CoV-2 sẽ tồn tại như một loại cúm mùa chứ không biến mất hẳn. Còn ở thời điểm hiện tại, sự thiếu đề kháng trong dân số là yếu tố chính đẩy mạnh đại dịch.

Theo tuoitre.vn

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.