Ngành Công thương Hà Tĩnh tự hào truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển

(Baohatinh.vn) - Trong chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Công thương Hà Tĩnh đã thể hiện được vai trò, vị trí của mình trong phát triển KT-XH, đóng góp ngày càng cao vào tổng GRDP toàn tỉnh, góp phần xây dựng và phát triển Hà Tĩnh ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Ngày 14/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 21/SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công thương đã đặt nền móng cho sự hình thành, xây dựng và phát triển của ngành Công thương ngày nay. Qua mỗi thời kỳ trong hành trình 70 năm qua đã tôi luyện cho cán bộ của ngành thêm bản lĩnh, sức mạnh và ý chí quyết tâm vươn tới.

Sở Công thương đã trải qua nhiều lần chia tách - sáp nhập bộ máy, nhưng dù ở bất cứ giai đoạn nào, Công thương vẫn là sở đa ngành, đa lĩnh vực, tiên phong, khẳng định vị trí quan trọng trong sự phát triển KT-XH của tỉnh.

Ngành Công thương Hà Tĩnh tự hào truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển

Lãnh đạo Sở Công thương kiểm tra hoạt động sản xuất tại Formosa Hà Tĩnh. (Ảnh tháng 1/2021)

Giám đốc Sở Công thương Hoàng Văn Quảng cho hay: “Suốt chiều dài lịch sử phát triển, ngành Công thương Hà Tĩnh luôn cố gắng hoàn thành sứ mệnh, thể hiện được vai trò, vị trí của mình trong phát triển KT-XH, đóng góp ngày càng cao vào tổng GRDP toàn tỉnh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, thu hút đầu tư, góp phần xây dựng và phát triển tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh”.

Ở giai đoạn thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI (từ 2011 - 2021), dù chịu nhiều tác động của thiên tai, sự cố môi trường, dịch bệnh…, song, ngành Công thương đã để lại những dấu ấn tích cực. GRDP tăng trưởng nhanh, bình quân 11,21%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp còn 15,81%, công nghiệp 34,74%, dịch vụ 33,75%.

Quy mô ngành công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) tăng từ 5.827 tỷ đồng năm 2011 lên 12.396 tỷ đồng năm 2015 và trên 80.000 tỷ đồng năm 2020. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong GRDP của tỉnh tăng từ 4.872 tỷ đồng năm 2015 lên trên 17.000 tỷ đồng vào năm 2019.

Ngành Công thương Hà Tĩnh tự hào truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển

Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh - đầu tàu của ngành công nghiệp Hà Tĩnh

Bản đồ công nghiệp toàn tỉnh đã dần trở nên rõ nét với việc hình thành những trung tâm công nghiệp như các cụm công nghiệp: Đức Thọ; Nam Hồng, Cổng Khánh (TX Hồng Lĩnh); Hạ Vàng; Bắc Cẩm Xuyên; Khu kinh tế Vũng Áng…

Nhiều nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành Công thương như: Dự án Khu liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I; Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hòa; Nhà máy Sản xuất gỗ MDF, HDF Thanh Thành Đạt…

Ngành Công thương Hà Tĩnh tự hào truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển

Giai đoạn 2011 đến 2020, hoạt động xuất khẩu đã có bước phát triển đột phá. Trong ảnh: Hoạt động sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty CP Sản xuất đầu tư và thương mại TAAD Hà Tĩnh.

Theo Giám đốc Sở Công thương Hoàng Văn Quảng, tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn các khu kinh tế và khu, cụm công nghiệp có 182 dự án đang còn hiệu lực, trong đó có: 58 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký hơn 13,6 tỷ USD và 128 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký gần 51.202 tỷ đồng.

Hoạt động thương mại, dịch vụ hiện nay đã phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân; bước đầu hình thành các hình thức kinh doanh văn minh, hiện đại, phát triển cả về quy mô và chất lượng.

Ngành Công thương Hà Tĩnh tự hào truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh kiểm tra hoạt động tại Công ty CP Sông La Xanh. (Ảnh chụp tháng 8/2020).

Giai đoạn 2011 - 2020, hoạt động xuất khẩu đã có bước phát triển đột phá, đóng góp lớn vào phát triển KT-XH và thu ngân sách. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tăng từ 64,66 triệu USD năm 2007 lên 125,6 triệu USD năm 2015 và lên 1.200 triệu USD năm 2020. Tỷ trọng thu từ hoạt động xuất khẩu trên tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 5,2% năm 2008 lên 40,7% năm 2014 và lên 45,6% năm 2020.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng khẳng định: “Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công thương Hà Tĩnh luôn đoàn kết, tận tụy, trách nhiệm, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của tỉnh”.

Với những thành tựu đạt được, Sở Công thương Hà Tĩnh vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Nhiều tập thể, cá nhân của ngành được Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Công thương và UBND tỉnh tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, cờ thi đua xuất sắc và nhiều danh hiệu cao quý khác.

Ngành Công thương Hà Tĩnh tự hào truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển

Hoạt động xúc tiến thương mại được ngành Công thương chú trọng với các hội chợ, lễ hội quy mô lớn. Trong ảnh: Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng tham quan gian hàng tại Lễ hội Cam và sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh năm 2020 diễn ra vào tháng 12/2020.

Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, ngành Công thương Hà Tĩnh đang đứng trước những thời cơ, vận hội mới, nhưng cũng đối mặt với một số khó khăn, thách thức. Do đó, đề nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống, chung sức, chung lòng, không ngừng đổi mới, sáng tạo; chủ động tiếp cận với những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tập trung tham mưu cụ thể hóa nghị quyết đại hội Đảng các cấp về lĩnh vực công thương, trọng tâm là phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp xanh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng và thân thiện với môi trường; khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, phấn đấu đến năm 2025, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm trên 55% GRDP.

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.