Hãng thông tấn Pháp AFP cho biết, làng hương trăm tuổi Quảng Phú Cầu ở huyện Ứng Hoà, Hà Nội đang là “hiện tượng trên Instagram”, thu hút nhiều người dân, du khách trong và ngoài nước tới check-in những ngày giáp tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024.
Tiết mục "Hội phường ví, giặm nhà nông” của CLB dân ca ví, giặm xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh) để lại ấn tượng trong lòng khán giả khi gợi nhớ về nét đẹp lao động của người nông dân Hà Tĩnh tại các làng nghề truyền thống xưa thông qua các hội phường ví, giặm...
Đôi bàn tay “tạc rồng, đắp phượng” của những người thợ tài hoa ở làng Đình Hoè xưa (nay là thôn Tây Sơn và Vĩnh Sơn) của xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã để lại dấu ấn đậm nét, tạo nên thương hiệu riêng của nghề truyền thống Đình Hòe tại các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Được truyền nghề từ ông cha, ông Võ Quang Lương (SN 1958) - Giám đốc HTX Thu mua chế biến thủy hải sản Lương Cẩn ở thôn Phúc Hải, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống của gia đình đạt chứng nhận OCOP 3 sao, để đến với nhiều tỉnh, thành trong nước.
Từng là nghề “ăn nên làm ra”, thu hút cả trăm lao động cùng làm, nhưng giờ đây, nghề đóng tàu ở xã Thạch Long (Thạch Hà) đang đứng trước nguy cơ xóa sổ.
Hơn 40 năm giữ nghề đan kiềng, vợ chồng ông Trần Xuân Liên và bà Nguyễn Thị Quy ở thôn Ái Quốc, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là hộ duy nhất trong xã còn quyết tâm giữ nghề truyền thống này...
Từ những sản phẩm trong vườn nhà, tổ hợp tác phụ nữ ở xã biên giới Hương Liên - Hương Khê (Hà Tĩnh) đang biến “món quà quê” thành sản phẩm hàng hóa với mong muốn tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển nghề truyền thống.
Thôn Văn Sơn (xã Đỉnh Bàn - huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh) từ xưa đã nổi tiếng với đặc sản trầu không “tiến vua”. Cây trầu hiện đang được người dân trồng để phục vụ nhu cầu lễ tết, sử dụng hằng ngày và từng bước phục hồi làng nghề truyền thống.
Khác với đa số lò mật nấu bằng máy, hơn 30 năm nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Dũng (thôn 1, xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) còn giữ được nghề truyền thống “kéo che ép mật” từ sức kéo của trâu...
Nép mình bên chợ thành phố Hà Tĩnh (thuộc tổ dân phố 7, phường Nam Hà) có một “xứ sở” kinh doanh tre, nứa, mét tồn tại hàng chục năm nhưng nay dần bị thu hẹp trong đời sống hiện đại.
Sau gần 2 năm triển khai đề án “Xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp” của Trung ương Hội Nôg dân Việt Nam, nhiều tổ hội, chi hội ở Hà Tĩnh đã dần đi vào sản xuất, kinh doanh ổn định, có những bước tiến khá vững chắc.
"Bây giờ già rồi không còn sức để đi lấy đất nữa nên đành phải ở nhà. Không vắt nồi nữa, cảm giác nhớ nghề, tay chân ngứa ngáy lắm” - bà Lê Thị Sinh, thôn 7 xã Cổ Đạm (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) ngậm ngùi nói, ánh mắt buồn rười rượi.
Với quy trình theo chuỗi khép kín, ứng dụng công nghệ nấu cu đơ bằng nồi áp suất điện, cơ sở sản xuất kẹo cu đơ Thành Đạt (TP Hà Tĩnh) đã nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô và phát triển nghề truyền thống của gia đình.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào nghề truyền thống ở xã Việt Xuyên (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang từng bước nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao, duy trì sức sống của một số nghề truyền thống.
Quy trình sản xuất phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức mà lợi nhuận chẳng đáng là bao, nghề làm bánh lá truyền thống ở xã Phù Lưu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đang dần mai một theo thời gian.
Giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng, sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã giúp cho kẹo lạc Tú Uyên ở thôn Trung Trinh - xã Việt Xuyên (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đứng vững trên thị trường. Sản phẩm vừa được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực Bắc Trung bộ 2018.
Nghề đan nơm cá truyền thống ở thôn Yên Mỹ (xã Liên Minh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã góp phần cải thiện đời sống người dân địa phương. Tuy nhiên, nghề đan nơm đang có nguy cơ bị mai một bởi không thu hút được lao động trẻ.
Chúng tôi về “vựa muối” Hộ Độ, Lộc Hà (Hà Tĩnh) vào một ngày nắng như “đổ lửa”. Mặc dù đang là vụ sản xuất chính, nhưng trên những cánh đồng, bóng diêm dân thưa thớt, đồng muối xác xơ.
Với hạ tầng hiện đại, cụm công nghiệp Thái Yên (phần mở rộng) ở Đức Thọ đang thu hút nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh nghề mộc trên địa bàn vào đầu tư. Đây là mô hình kiểu mẫu đầu tiên của Hà Tĩnh về xã hội hóa đầu tư cụm công nghiệp (CCN) gắn với phát triển làng nghề truyền thống.
Bánh đa kê tuy chỉ là một thức quà quê dân dã, đơn giản nhưng chứa đựng cả một nét văn hóa và gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ sinh ra, lớn lên ở huyện cực Bắc tỉnh Hà Tĩnh.
Giá muối thấp, hạ tầng sản xuất chưa đảm bảo… là những nguyên nhân khiến diêm dân Châu Hạ, xã Thạch Châu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) không mặn mà với nghề sản xuất muối.