Thu nhập thấp, diêm dân Hộ Độ “nhạt” dần nghề muối

(Baohatinh.vn) - Chúng tôi về “vựa muối” Hộ Độ, Lộc Hà (Hà Tĩnh) vào một ngày nắng như “đổ lửa”. Mặc dù đang là vụ sản xuất chính, nhưng trên những cánh đồng, bóng diêm dân thưa thớt, đồng muối xác xơ.

Thu nhập thấp, diêm dân Hộ Độ “nhạt” dần nghề muối

Ngày trước, vào mùa, cả cánh đồng Yên Thọ bạt ngàn muối trắng, bà con diêm dân ra đồng đông như hội. Thế mà, giờ đây, chỉ những người già mới tham gia làm nghề. Ảnh: Đình Nhất

Tranh thủ chờ “muối lắng”, ông Lê Sơn (SN 1958, xóm Yên Thọ) cuốc nốt luống đất bên cạnh ruộng muối để… trồng rau. “Đây là ruộng muối của một gia đình bỏ hoang, tôi tận dụng trồng thêm rau màu. Năm nay, 2 vợ chồng tôi làm 3 sào muối, mỗi ngày được hơn 1,5 tạ. Giá muối xuống quá thấp, 110 ngàn đồng/tạ nên thu nhập chẳng đáng là bao”.

Thu nhập thấp, diêm dân Hộ Độ “nhạt” dần nghề muối

Ông Lê Sơn cuộc đất trồng rau trên ruộng muối bị bỏ hoang

Đi qua mấy ruộng muối bỏ hoang, chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Linh đang sửa sang ô nại. Bà Linh cho biết: Làm muối không đủ ăn nên mấy đứa con bỏ nghề, đi làm ăn xa. Không có việc gì làm, vợ chồng cố gắng duy trì diêm nghiệp, mỗi ngày chưa được 200 ngàn đồng...

Trưởng thôn Yên Thọ (xã Hộ Độ) Lê Doãn Tuyết chia sẻ: “Đồng muối Yên Thọ có diện tích hơn 13,5 ha, trước đây hơn 90 hộ dân làm muối trên. Năm nay đã vào chính vụ nhưng cũng chỉ có vài chục hộ triển khai sản xuất được gần 3ha. Giá muối thấp, thu nhập không có nên diêm dân “nhạt” dần với nghề muối”.

Thu nhập thấp, diêm dân Hộ Độ “nhạt” dần nghề muối

Bà Nguyễn Thị Linh: Ngày trước, vào mùa, cả cánh đồng Yên Thọ này bạt ngàn muối trắng, bà con diêm dân ra đồng đông như hội. Thế mà, giờ đây, chỉ những người già mới tham gia làm nghề.

Muối rớt giá, thị trường tiêu thụ bấp bênh, năng suất giảm do thiếu đầu tư… đã khiến nhiều diêm dân xứ muối Hộ Độ (Lộc Hà) không còn mặn mà với nghề. Từ tháng 5 đến tháng 9 là thời điểm “được nắng” nhất trong năm, rất thuận lợi để bà con sản xuất, nhưng trên các cánh đồng muối thuộc xã Hộ Độ như: Liên Xuân, Trung Châu, Yên Thọ… chỉ có lác đác mươi hộ ra đồng sản xuất. Đến nay, hầu hết diện tích ruộng muối chưa cải tạo lại, ô, nại hoang tàn; chạt lọc, sân phơi xuống cấp do ít được tu sửa…

Thu nhập thấp, diêm dân Hộ Độ “nhạt” dần nghề muối

Chạt lọc hoang tàn, hư hỏng do không được đầu tư sản xuất

Chủ tịch UBND xã Hộ Độ Phan Đình Hinh cho biết: “Thu nhập thấp nên người dân không còn mặn mà với nghề này. Theo kế hoạch, năm 2018, xã sẽ sản xuất 50ha muối, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại đã chính vụ nhưng toàn xã chỉ mới sản xuất được hơn 10ha”.

Thu nhập thấp, diêm dân Hộ Độ “nhạt” dần nghề muối

Nhiều diện tích ở thôn Đồng Xuân đã được bà con diêm dân chuyển sang trồng rau màu.

Cũng theo ông Hinh, một nguyên nhân nữa khiến bà con không muốn duy trì nghề truyền thống đó là hệ thống hạ tầng sản xuất. Thực tế, trong khoảng 5 năm trở lại đây, việc sản xuất muối ở Hộ Độ gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, hệ thống thủy lợi, ô, nại... của đồng muối đang bị xuống cấp khiến năng suất muối giảm đi rất nhiều. Trước đây, một sào ruộng muối có thể cho năng suất 5 - 6 tấn, thì bây giờ chỉ đạt khoảng 3 - 4 tấn.

Thu nhập thấp, diêm dân Hộ Độ “nhạt” dần nghề muối

Giá muối chỉ 110 ngàn đồng/tạ

Vì thế, dù chính quyền địa phương đã “vượt rào”, đề ra chính sách hỗ trợ 2 triệu đồng/sào/hộ nếu tiến hành tu sửa lại ruộng đồng; hỗ trợ người dân làm sân phơi 50.000 đồng/sân để vận động bà con diêm dân tích cực sản xuất nhưng vẫn không đủ “níu chân” những người làm muối.

Chủ đề Lao động việc làm

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.