Làng nghề gần 600 năm tuổi ở Nghi Xuân trước nguy cơ “khai tử”

(Baohatinh.vn) - "Bây giờ già rồi không còn sức để đi lấy đất nữa nên đành phải ở nhà. Không vắt nồi nữa, cảm giác nhớ nghề, tay chân ngứa ngáy lắm” - bà Lê Thị Sinh, thôn 7 xã Cổ Đạm (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) ngậm ngùi nói, ánh mắt buồn rười rượi.

Làng nghề gần 600 năm tuổi ở Nghi Xuân trước nguy cơ “khai tử”

Bàn tay điêu luyện của bà Sinh - người phụ nữ có thâm niên gần 60 năm làm nghề vắt nồi

Bà Sinh năm nay 72 tuổi và là người cuối cùng của làng nghề nổi tiếng "Vắt nồi Cổ Đạm" đã quyết định từ giã nghề cách đây 2 tháng. Trước đó, vào khoảng đầu năm 2018, em gái bà cũng đã nói lời chia tay với nghề làm nồi đất từng mang lại niềm vui, nguồn thu nhập lớn cho cả gia đình gần 10 miệng ăn trong hàng chục năm qua.

Theo những bậc cao niên, nghề làm nồi đất ở Cổ Đạm xuất hiện từ thời nhà Mạc, cách nay chừng 600 năm. Làng nghề trải qua thời kỳ dài hưng thịnh rồi lụi tàn dần từ năm 2010 lại nay. Những năm gần đây, cả xã chỉ có 2 chị em bà Sinh “hành nghề” khi có ai đó đặt hàng.

Cụ Lê Văn Hoan (82 tuổi, thôn 7, xã Cổ Đạm) nhớ lại: Thời kỳ hoàng kim nhất đối với nghề vắt nồi Cổ Đạm là giai đoạn từ năm 1960 – 1970. Những năm đó, ở 2 thôn Kỳ Tây và Kỳ Đông (nay là thôn 3 và thôn 7) có đến hơn 300 hộ dân tham gia làm nồi đất với rất nhiều sản phẩm như: Vùa uống nước, siêu sắc thuốc bắc, nồi hông xôi, nồi rang… chất lượng, đẹp, đa dạng về mẫu mã.

Làng nghề gần 600 năm tuổi ở Nghi Xuân trước nguy cơ “khai tử”

Bà Sinh đốt lò để sản xuất những lô hàng cuối cùng

Bí quyết khiến sản phẩm đất nung Cổ Đạm nổi tiếng là sau khi nhào nặn xong sẽ được nhúng qua “nước men” (nước bột đất sét loãng được lọc kỹ) sau đó mới đem phơi khô và nung chín nên độ bền, bóng khá cao.

Cũng vì lẽ đó, có không ít nghệ nhân người Lào từng tìm đến địa phương theo học. Thậm chí, có thời điểm, người Cổ Đạm còn cử “chuyên gia” sang kèm cặp, giúp nước bạn phát triển nghề truyền thống vắt nồi.

Thời điểm đó, sản phẩm đất nung Cổ Đạm làm đến đâu tiêu thụ đến đó. Thế nhưng, hiện tại, “cánh cửa” làng nghề gốm đất nung nổi tiếng ở Cổ Đạm chính thức khép lại khi 2 bậc tiền bối cuối cùng tuyên bố "giải nghệ".

Làng nghề gần 600 năm tuổi ở Nghi Xuân trước nguy cơ “khai tử”

Bà Sinh đang được xã Cổ Đạm lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền xem xét cấp danh hiệu nghệ nhân

Có rất nhiều nguyên nhân đẩy làng nghề vắt nồi bị “khai tử”. Trước hết là do sự "chiếm lĩnh thị phần" của các vật dụng thay thế làm bằng gang, sắt, nhôm, nhựa... với rất nhiều mẫu mã bắt mắt, độ bền cao. Vẫn biết rằng, sản phẩm thủ công (nồi, niêu đất...) có những ưu điểm nổi trội như quá trình nấu nướng hương vị đặc biệt thơm ngon, rất thân thiện với môi trường, nhưng nhiều người vẫn chọn các dụng cụ thay thế bởi tính bền chắc và thuận tiện.

Đặc biệt là, bên cạnh khan hiếm nguồn nguyên liệu (đất sét), vắt nồi lại là nghề vất vả, cực nhọc, thu nhập không cao. Vì vậy, hầu hết thanh niên ở làng, ở xã đều không mặn mà với nghề truyền thống của quê hương.

Làng nghề gần 600 năm tuổi ở Nghi Xuân trước nguy cơ “khai tử”

Những sản phẩm "vang bóng một thời".

Bà Lê Thị Sinh tâm sự: “Để tạo ra những sản phẩm bằng gốm đất nung, phải qua nhiều công đoạn, từ lấy đất sét, nhào trộn đất, vắt nồi rồi nung. Tất cả đều làm thủ công. Cũng vì mất nhiều công sức nên nhiều người không còn mặn mà, nhất là giới trẻ".

Để lưu giữ nét văn hóa của địa phương, chính quyền xã Cổ Đạm cũng đã manh nha ý tưởng phục dựng lại làng nghề đang dần bị mai một, thường xuyên tổ chức tuyên truyền nhằm khơi dậy lòng tự hào cho thế hệ trẻ, để họ biết nhiều hơn về những giá trị của cha ông để lại và gắn bó với nghề. Đặc biệt, sự vào cuộc kịp thời vào lúc này là rất cần thiết, bởi các nghệ nhân còn lại vẫn còn đó niềm đam mê với nghề và đau đáu với nỗi lo làng nghề biến mất.

Chủ đề Lao động việc làm

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.