Nghỉ lễ, không tụ tập để phòng dịch COVID-19

Nhu cầu tham gia lễ hội, du lịch của người dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 là chính đáng.

Tuy nhiên, dịch bệnh còn đó những diễn biến khó lường và phức tạp, chúng ta vẫn cần chủ động tạm gác các hoạt động vui chơi tập thể để phòng chống dịch COVID-19.

1. Ấn Độ đang là tâm điểm chú ý của thế giới về sự bùng phát dịch COVID-19. Trước khi ghi nhận số ca bệnh hàng trăm nghìn người mỗi ngày gần đây, nhiều hoạt động cộng đồng của quốc gia tỷ dân vẫn diễn ra bình thường. Trong đó có lễ hội Kumbh Mela - một trong những lễ hội truyền thống bên bờ sông Hằng. Năm nay, lễ hội này có sự tham gia của 3,5 triệu tín đồ Hindu trên khắp Ấn Độ. Những người tham gia lễ hội Kumbh Mela đều không đeo khẩu trang hay thực hiện bất kì biện pháp bảo vệ nào trước dịch COVID-19.

Cuối 2020, Lễ hội ánh sáng Diwali quan trọng nhất của người Hindu tại Ấn Độ cũng được tổ chức. Tuy lễ hội không còn nhộn nhịp, quy mô buộc phải thu nhỏ hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng vẫn có rất đông người dân Ấn Độ tới với lễ hội này. Nhiều chuyên gia của Ấn Độ cho biết, chính các lễ hội lớn trên là “chất xúc tác” thổi bùng dịch bệnh tại quốc gia tỉ dân những ngày qua.

Nhìn vào thực trạng Ấn Độ đang phải gồng mình chống dịch, thậm chí hệ thống y tế có thể sụp đổ do bệnh nhân COVID-19 tăng cấp số nhân, trong đó sự lây nhiễm từ yếu tố chủ quan, xuất phát từ hoạt động tụ tập đông người, lễ hội khiến chúng ta không khỏi giật mình, đau xót. Đó cũng là bài học nhãn tiền cho không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới, bởi nếu chủ quan, lơ đễnh trong công tác phòng chống dịch COVID-19, thì từ một đốm lửa nhỏ sẽ tạo thành đám cháy lớn với mức độ nguy hiểm cao hơn.

Nghỉ lễ, không tụ tập để phòng dịch COVID-19

Hàng triệu người dân tham gia lễ hội Kumbh Mela tại Ấn Độ hồi giữa tháng 4/2021, đây được xem là sự kiện “siêu lây nhiễm” dịch COVID-19 ở quốc gia tỷ dân gần đây. Ảnh: Reuters

2. Những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 ở nước ta năm nay rơi vào dịp cuối tuần nên người người nhà nhà đã chuẩn bị kế hoạch để “xách ba lô lên và đi”. Đây là một nhu cầu tất yếu và chính đáng của mọi người dân. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, để bảo đảm thành quả chống dịch cũng như ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập, ngay từ đầu năm, các địa phương ở nước ta chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội ở các lễ hội lớn.

Điển hình như Lễ hội chùa Hương, Lễ hội chùa Bái Đính, Lễ hội đền Sóc, Lễ hội đền Trần... hay gần đây nhất là Lễ hội Đền Hùng. Thậm chí, nhiều lễ hội truyền thống được các địa phương dừng hẳn như Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến, Lễ hội Lồng Tông, Lễ hội xuân chùa Keo, Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội chợ Viềng, Lễ hội chùa Hương Tích 2021... Chính sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, ý thức chấp hành, đồng lòng của người dân trong mùa lễ hội đầu năm đã góp phần không để dịch COVID-19 có cơ hội xuất hiện tại cộng đồng.

Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ chia sẻ: “Không biết phải nói gì khi chứng kiến một Ấn Độ hoàn toàn vỡ trận..., một trong những nguyên nhân bắt đầu từ đám đông. Thực sự nhìn viễn cảnh biển người chen lấn xem pháo hoa năm ngoái, tôi vẫn chưa hết rùng mình vì nghe ra họ không sợ Cô-vít. Nên huỷ pháo hoa, khuyến cáo người dân không được tụ tập ngoài phố để phòng dịch bệnh. Như bóng đá không khán giả, không sao cả”.

Cũng trên trang cá nhân, nhà báo Trần Trọng An cho rằng, kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, nhiều người đã lên kế hoạch, đặt vé đi du lịch. Đi thì vẫn nên đi nhưng cần chú ý đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc. “Tốt nhất nên dành thời gian nghỉ dưỡng hoặc nghỉ ngơi cùng người thân trong mấy ngày này. Hạn chế tối đa việc đến các tụ điểm đông người, đặc biệt là những nơi kín gió, có điều hoà nhiệt độ” - nhà báo Trần Trọng An nêu quan điểm.

GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế đã cảnh báo: “Nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập Việt Nam là rất cao, hết sức đáng quan ngại”. Có lẽ, thời điểm nhạy cảm này, mỗi chúng ta có thể gác lại sở thích riêng để chia sẻ với ngành y tế, các chiến sĩ áo trắng và lực lượng quân đội tuyến đầu đang ngày đêm chốt trực nơi biên giới...

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rồi... Ta có nên soạn sửa váy áo, ba lô, túi xách chen chân đi du lịch, người người đổ ra biển, ùn ùn kéo về chùa Tam Chúc như đợt gần đây; hay mỗi người cần đeo lên những chiếc khẩu trang và xịt khử khuẩn, rửa tay thường xuyên và hạn chế tụ tập đông người? Việc nào cũng cần nhưng bài học từ Ấn Độ và nhiều quốc gia khác hãy còn đó.

Theo Quỳnh Phạm/SK&ĐS

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.