Nghị lực phi thường của chàng trai khuyết tật

(Baohatinh.vn) - Di chứng chất độc da cam nên khi sinh ra, anh mắc phải những căn bệnh lạ, thân hình không lành lặn, đi đứng không vững. Thế nhưng, Trần Xuân Diệu đã nỗ lực vươn lên, giành nhiều huy chương thể thao người khuyết tật (NKT); đặc biệt là đã trở thành chủ một cơ sở in ấn ngay tại quê hương.

nghi luc phi thuong cua chang trai khuyet tat

Diệu thi đấu cho đoàn thể thao người khuyết tật TP Hồ Chí Minh

Anh Trần Xuân Diệu - sinh năm 1988, ở thôn 8, xã Vượng Lộc (Can Lộc). Bố anh là Trần Xuân Huy -thương binh, từng chiến đấu chống Mỹ trên chiến trường Quảng Trị. Cuộc sống gia đình hết sức khó khăn. Từ khi lọt lòng, Diệu đã mang trong người những căn bệnh lạ như thoái hóa các đốt sống, xương chân bị rạn nứt, viêm xoang mãn tính, viêm đại tràng cấp... Bố mẹ phải bán hết tài sản trong nhà để có tiền chữa trị cho anh nhưng vẫn để lại di chứng.

Đến năm 10 tuổi, Diệu chập chững những bước đi đầu tiên, cũng là lúc khao khát được đi học trở nên cháy bỏng trong anh. Đến trường, mặc dù bị nhiều bạn trêu chọc nhưng Diệu vẫn có một niềm tin về tương lai của mình. Dù rất cố gắng nhưng đến năm lớp 5, anh phải ngừng học vì sức khỏe quá yếu. Từ đó, cuộc sống của Diệu chỉ quanh quẩn ở bụi tre làng. Anh luôn trằn trọc với suy nghĩ “mình phải làm gì đó để thay đổi cuộc đời”. Và anh đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt, khiến ai cũng bất ngờ. Năm 2003, Diệu quyết tâm rời vòng tay bố mẹ, xa vùng quê nghèo ra Thủ đô Hà Nội với hy vọng tìm cho mình một công việc. “Lần đầu tiên ra Thủ đô rất bỡ ngỡ, nhiều ngày lang thang trên đất khách, may mắn tôi gặp bác Trần Quốc Dinh - Chủ tịch Hội NKT Can Lộc và được bác giới thiệu vào một công ty may vừa học, vừa làm” – anh Diệu xúc động nhớ lại.

Gần 2 năm sống và làm việc ở Hà Nội, yêu cầu công việc quá cao, sức khỏe của anh không thể đáp ứng. Một lần nữa, Diệu quyết định táo bạo là chuyển vào TP Hồ Chí Minh với mong muốn tìm được một công việc phù hợp hơn. Nhưng cuộc sống không như anh hình dung, có muôn vàn khó khăn buộc Diệu phải đối mặt: “Vào đến Sài Gòn, tôi chưa tìm được chỗ ở, phải sống đầu đường, xó chợ rồi mưu sinh bằng những tờ vé số, đi đánh giày...”.

Sau những tháng năm lăn lộn ở đất Sài Gòn, năm 2006, Diệu tình cờ gặp một người bạn và được giới thiệu vào Đoàn thể thao người khuyết tật TP Hồ Chí Minh. Tại đây, Diệu đã tìm được niềm đam mê thể thao. Sau một thời gian miệt mài tập luyện, Diệu được cử tham dự các cuộc thi thể thao dành cho NKT. Từ năm 2006-2016, anh đạt 5 HCV, 7 HCB, 10 HCĐ giải Thể thao NKT thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là HCV môn nhảy xa tại Đại hội Thể thao NKT toàn quốc.

Với thành tích đạt được, Diệu được Trường Đại học Dân lập Văn Lang tuyển vào học thiết kế và in ấn. Sau 3 năm chăm chỉ học tập, anh tích góp được một ít vốn rồi trở về quê hương mở cơ sở in ấn. Anh đầu tư 2 máy in, 1 máy may, 1 máy tính, 1 máy in áo với tổng số vốn 50 triệu đồng. Tuy bước đầu còn thiếu thốn về thiết bị máy móc nhưng cơ sở đã tạo việc làm cho 4 lao động, thu nhập 2-3 triệu đồng/tháng.

Không những ham học hỏi để chiến thắng số phận và có nhiều thành tích trong thể thao, Trần Xuân Diệu rất giàu lòng nhân hậu. Khi còn ở TP Hồ Chí Minh, anh tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện do nhà trường tổ chức. Hiện tại, Diệu đang là hội viên của Quỹ Nhân ái “Cùng em đến trường” của huyện Can Lộc. Anh chia sẻ: “Bản thân tôi sinh ra là NKT nên tôi thấu hiểu những khó khăn mà những người cùng cảnh ngộ đang phải đối mặt hàng ngày, tôi luôn muốn làm việc gì đó để giúp đỡ họ. Sắp tới, tôi sẽ kêu gọi thêm nguồn vốn mở rộng cơ sở của mình nhằm đào tạo và tạo việc làm cho NKT trên quê hương mình”.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.