Ngôi chùa nghèo cưu mang trẻ mồ côi ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Cơ sở vật chất không khang trang, không có nhiều nguồn kinh phí để duy trì hoạt động nhưng chùa Vĩnh (Can Lộc - Hà Tĩnh) vẫn trở thành mái ấm cho nhiều trẻ mồ côi bị bỏ rơi.

Chùa Vĩnh là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời ở thôn Liên Tân - xã Thượng Lộc (Can Lộc). Ngôi chùa là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của nhiều thế hệ người dân địa phương.

8.jpg
Chùa Vĩnh hiện chỉ còn gốc tích là phần móng, nhà chùa và người dân địa phương lập nơi thờ tự tạm thời trong lúc chờ kinh phí phục dựng.

Trải qua biến thiên của thời gian, chiến tranh, chùa Vĩnh đã bị tàn phá, xuống cấp trầm trọng, chỉ còn lại phần móng. Người dân địa phương đã lập nên một ban thờ tạm trong khuôn viên của chùa để thờ cúng, tụng kinh niệm Phật.

Năm 2018, sư thầy Thích Đồng Pháp về tiếp quản và giữ chức trụ trì chùa Vĩnh. Không có chỗ ở, sư thầy phải dựng tạm một mái nhà tranh để có chỗ trú mưa nắng. Điều kiện sống hết sức thiếu thốn nhưng hằng ngày, một mình thầy vẫn cần mẫn quét dọn, trông coi chùa, phục vụ việc lễ bái của người dân địa phương.

1.jpg
Những đứa trẻ đến với nhà chùa được sư thầy nuôi nấng, chỉ bảo.

Sư thầy Thích Đồng Pháp chia sẻ: “Tôi về đây với tâm nguyện trông coi, phục dựng lại ngôi chùa nhưng rồi như một sự hữu duyên, lần lượt những đứa trẻ mồ côi, trẻ em nghèo bị bỏ rơi được đưa đến trước cổng chùa với lời nhắn xin được nương nhờ cửa Phật. Dù điều kiện cơ sở vật chất khó khăn thiếu thốn, kinh phí hoạt động gần như không có nhưng nhà chùa vẫn nhận nuôi dưỡng các cháu sau khi đã báo cáo chính quyền địa phương”.

Đến nay, nhà chùa đang nuôi 8 trẻ, cháu lớn nhất 4 tuổi, cháu nhỏ nhất chỉ mới 3 tháng tuổi. Điều đáng nói, thời gian đầu những đứa trẻ sơ sinh được đưa đến chùa, chính tay sư thầy Thích Đồng Pháp một mình chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu. Nuôi trẻ nhỏ đã khó, chăm sóc những đứa trẻ sơ sinh vừa lọt lòng mẹ, thậm chí có trẻ còn chưa rụng dây rốn là điều không phải ai cũng làm được. Nhưng nhờ có kinh nghiệm chăm sóc trẻ mồ côi ở ngôi chùa trước đây từng tu hành nên sư thầy khá thành thạo công việc này.

3.jpg
Nhiều người già, phật tử đã vào chùa phụ giúp sư thầy chăm các em nhỏ.

Từ việc thức giấc hàng đêm để pha sữa, cho trẻ ăn, tắm rửa, thay tã, bỉm cho đến việc chăm các con khi ốm đau, nằm viện..., sư thầy đều đảm nhận và làm rất chu đáo, cẩn thận. Thầy cũng là người trực tiếp đi xin sữa, quần áo, đồ dùng cho trẻ nhỏ; dạy bảo điều hay lẽ phải cho trẻ lớn.

Cảm động trước việc làm công đức của sư thầy, vài năm gần đây, nhiều phật tử, người già ở trong vùng đã vào chùa phụ giúp thầy chăm sóc, nuôi nấng các em nhỏ. Những mái nhà tạm bợ được dựng lên để làm chỗ ở cho các phật tử và 8 đứa trẻ.

2.jpg
Bà Trần Thị Thuần tận tâm chăm sóc trẻ sơ sinh tại chùa.

Bà Trần Thị Thuần (74 tuổi - người dân thôn Liên Tân) chia sẻ: “Cảm phục tấm lòng nhân hậu, sự chịu khó của sư thầy khi một lúc chăm nuôi nhiều trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên tôi đã quyết định vào ở trong chùa để phụ giúp thầy. Công việc rất bận rộn, vất vả, kinh phí chăm sóc các cháu chỉ trông chờ vào nguồn hỗ trợ của các nhóm thiện nguyện nên cực kỳ khó khăn. Thế nhưng, sư thầy luôn động viên chúng tôi cố gắng, dù thiếu thốn cũng phải chăm sóc các con chu đáo, cẩn thận”.

Nhìn những đứa trẻ quấn quýt cười đùa, những tiếng gọi trìu mến cùng vòng tay ôm chặt đủ thấy chúng yêu quý và gần gũi với sư thầy, với các phật tử ở chùa đến nhường nào. Số phận kém may mắn, thiếu tình thương, hơi ấm của mẹ cha nhưng thật may mắn những đứa trẻ ở đây lại có một mái ấm gia đình ngập tràn tình yêu thương ở ngôi chùa nghèo này.

6.jpg
Một số nhóm thiện nguyện tặng quà, hỗ trợ kinh phí để sư thầy chăm sóc, nuôi dưỡng các em nhỏ.

Sư thầy Thích Đồng Pháp cho biết: “Được sự hỗ trợ, hướng dẫn của chính quyền địa phương, ngành chức năng, hiện nhà chùa đã làm được giấy khai sinh cho một số cháu theo đúng quy định pháp luật, trong đó, có 2 cháu đến tuổi học mầm non đã được đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Giờ đây, tôi còn có thêm nhiệm vụ đưa đón các con đến lớp, dù thêm phần vất vả nhưng nhìn các con lớn lên khỏe mạnh, được sống hạnh phúc thì chúng tôi cũng cảm thấy ấm áp, an lòng”.

Chùa Vĩnh giờ đây không chỉ là nơi bà con địa phương sinh hoạt văn hóa tâm linh mà đã trở thành mái ấm, nơi nương tựa cho những đứa trẻ kém may mắn. Tấm lòng thiện nguyện, việc làm nhân văn của sư thầy và các phật tử rất đáng trân trọng. Ngoài nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ em nghèo, nhà chùa cũng thường xuyên kêu gọi các nhóm thiện nguyện trao tặng quà, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Thượng Lộc và vùng lân cận.

Hiện nay, mong muốn của nhà chùa và người dân địa phương là có thêm kinh phí để phục dựng chùa, xây dựng cơ sở vật chất để đảm bảo tốt hơn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân và nuôi dưỡng, chăm sóc các cháu nhỏ.

Ông Nguyễn Xuân Diệu - Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc.

Chủ đề Vì người nghèo

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.